Làm Content Writer có cần tư duy hình ảnh (Visual Thinking)?
Tomorrow Marketers – Có tới 90% thông tin đi tới não bộ là hình ảnh và chỉ có 20-28% phần chữ trong bài post được người đọc tiếp thu. Thói quen đọc lướt khiến người đọc muốn được nhìn thấy hình ảnh, hoặc thậm chí họ còn đòi hỏi tất cả nội dung phải ở trên mặt ảnh nhằm giảm cảm giác quá tải và đơn giản hóa nội dung phức tạp.
Bên cạnh văn bản, content (nội dung) còn được thể hiện dưới nhiều hình thức: hình ảnh, video,… Để sáng tạo những nội dung này, Content Writer cũng cần có tư duy hình ảnh để phối hợp cùng Designer ăn ý. Trong bài viết sau, TM sẽ đưa ra câu trả lời “Vì sao làm content cần có tư duy hình ảnh” và đưa ra một số gợi ý giúp các content writer có thể mài sắc khả năng suy nghĩ dưới dạng hình ảnh nhé!
Tư duy hình ảnh giúp Content Writer dễ dàng truyền tải câu chuyện & thông điệp.
Thực tế, để làm ra một món ăn ngon, chúng ta cần có nguyên liệu đảm bảo và hình thức đẹp mắt, thu hút. Content cũng vậy. Bất kỳ nội dung nào cũng sẽ có hai phần cốt lõi: nội dung thông điệp và hình thức biểu đạt.
Có tư duy thiết kế sẽ giúp bạn nắm bắt được đặc điểm của nhiều hình thức để có thể nảy ra nhiều ý tưởng mới giúp kết hợp hiệu quả giữa chữ và hình. Ngôn từ và các yếu tố hình ảnh kết hợp chặt chẽ với nhau có thể giúp để lại ấn tượng lâu dài, tác động tới khả năng liên tưởng qua nhiều giác quan, kích thích sự tưởng tượng và tăng tính tương tác với người đọc.
Tuy nhiên, để có được khả năng sáng tạo và kết hợp hiệu quả của hình ảnh và văn bản không phải điều dễ dàng với các Content Writer, đặc biệt khi thế mạnh của họ là khả năng truyền tải dưới mặt chữ. TM gợi ý một vài tips nhỏ sau đây để các Content Writer có thể học cách suy nghĩ dưới dạng hình ảnh:
- “Động não”: Giữ cho mình bản tính tò mò, tư duy cởi mở với mọi thứ xung quanh, không ngừng đặt câu hỏi và thổi hồn “chất liệu cuộc sống” từ trải nghiệm thực tế vào nội dung muốn truyền tải. Ngoài ra, bên cạnh việc xác định nội dung bạn muốn truyền tải là gì, hãy tự hỏi bạn muốn người đọc nhớ được hình ảnh và thông điệp gì cuối cùng. Liên tục brainstorm và suy nghĩ theo trình tự câu chuyện và chuỗi nội dung như storyboard & visual storytelling,…
Đọc thêm: 5 kỹ thuật brainstorm giúp kích thích sự sáng tạo và cảm hứng
- Đọc, xem và tham khảo: Pinterest, Behance và Dribbble là ba trong những website chuyên về sáng tạo, thiết kế và nghệ thuật có thể truyền cảm hứng và giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng mới. Ngoài ra, đúc rút bài học từ các TVC, Print Ads của các nhãn hàng lớn và các sản phẩm sáng tạo đạt giải thưởng tại các website như Adsoftheworld, Deck Of Brilliance,… cũng có thể giúp bạn học hỏi thêm một số cách “hình ảnh hóa” ý tưởng trên giấy của mình.
Tư duy hình ảnh giúp Content Writer dễ hình dung các nội dung Branding, đảm bảo tính liền mạch, thống nhất
Trong quá trình làm việc với Designer, Content Writer cần trang bị cho mình tư duy hình ảnh nhằm đề xuất “visual brief” có tính thống nhất và xuyên suốt các hoạt động Branding, đồng thời cũng có thể feedback rõ ràng và đầy đủ.
Những nhận xét chung chung như “thiết kế này chưa đẹp”, “anh thấy chưa ổn”,… thực chất không khiến các Designer được tự do sáng tạo, mặt khác, đây là những nhận xét không chỉ rõ vấn đề mà Designer cần chỉnh sửa lại là gì. Thay vào đó, hãy chỉ ra những điểm cần cải thiện, những điểm tốt hoặc đưa ra những gợi ý để định hướng hình ảnh phù hợp với thông điệp truyền tải bằng cách:
- Xây dựng Brand Guideline: Một bộ Brand Guideline thường bao gồm logo, tên thương hiệu, nhạc hiệu, slogan, màu sắc đại diện, kiểu chữ, tính cách thương hiệu, phong cách viết – giọng văn (tone & voice),… Brand Guideline có thể giúp nhãn hàng đảm bảo sự đồng nhất trong làm branding, tiến tới tăng độ nhận biết thương hiệu.
Đọc thêm: Brand Guideline và tất cả những gì bạn cần biết
- Tạo một “inspiration folder” – nơi tổng hợp những thiết kế đẹp, ý tưởng sáng tạo mà bạn ấn tượng khi tình cờ bắt gặp. Đây có thể là nguồn tham khảo “reference” vô cùng quý giá trong việc trực quan hóa suy nghĩ của bạn cho người khác.
Tư duy hình ảnh giúp bạn đa dạng hoá hình thức visual
Một nội dung có thể được sản xuất dưới nhiều định dạng ấn phẩm như:
- Images (Print ads, hình ảnh thực tế của sản phẩm,…)
- Illustrations (Hình ảnh minh họa cho nội dung)
- Interactive Visual (Khảo sát, Quizzes & Puzzles)
- Videos (Giới thiệu sản phẩm, live stream, tutorial, recap, phỏng vấn, testimonial,…)
- Infographics (Thống kê, nhóm thông tin theo chủ đề, so sánh sản phẩm, tin tức của công ty)
- GIFs (Animated image)
- Meme
Để có thể tận dụng và sáng tạo trên nhiều hình thức khác nhau, bạn có thể thử làm ngược lại quy trình thông thường: bắt đầu suy nghĩ ý tưởng bằng việc lựa chọn một hình thức và định hướng nội dung có thể triển khai dựa trên đặc điểm của định dạng đó. Tuy nhiên hãy đảm bảo định dạng nội dung đó phù hợp thị hiếu và thói quen sử dụng phương tiện truyền thông (media behavior) của khách hàng. Hãy thử tự đặt câu hỏi và đi tìm câu trả lời: Bạn sẽ tận dụng những định dạng nội dung trực quan nào? Hình ảnh của bạn có thể giúp làm sống động những chủ đề nào?
Kích thích cảm xúc
Không thể phủ nhận một thực tế rằng hình ảnh tạo ra phản ứng nhanh hơn, mạnh hơn bất kỳ loại nội dung nào khác như podcast, văn bản. Những hình ảnh này có khả năng kích thích cảm xúc bởi trí nhớ thị giác được mã hóa trong thùy thái dương trung gian của não, cũng là nơi xử lý cảm xúc. Để đưa ra visual brief có thể kích thích cảm xúc hiệu quả, bạn có thể:
- Xây dựng mascot đại diện, nhân cách hóa thương hiệu và đảm bảo nhân vật này có những cảm xúc đồng cảm với người đọc. Để kích thích cảm xúc dựa trên tư duy hình ảnh, bạn có thể ứng dụng tâm lý học màu sắc, tâm lý học hình dạng,… để tạo ra những cảm giác hỗ trợ truyền tải thông điệp. Ví dụ như Mascot Bingo của ví điện tử Momo được xây dựng với hình dáng bụ bẫm và tạo cảm giác vững chắc nhờ lựa chọn hình khối vuông vắn để tạo hình, đồng thời cũng gây dựng lòng tin nhờ chiếc khiên có mã code và chiếc mũ bảo hiểm hiện đại.
- Nắm chắc quy luật thiết kế cơ bản Marketers cần biết để có những đánh giá thống nhất cùng Designer: Một hình ảnh đẹp bao gồm nhiều element và yếu tố tác động tới đa giác quan (“thị giác” là chủ yếu, trong khi các video sẽ tác động tới cả “thính giác”; sau khi nội dung truyền tải qua những giác quan này lên não bộ xử lý, kết hợp với những kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế sẽ khiến người đọc “cảm giác”). Content writer có thể nhận xét các ấn phẩm truyền thông tốt hay không dựa trên khả năng tác động tới các giác quan, sự cân bằng và hài hòa giữa màu sắc, diện tích, shpe, tỷ lệ, typography và chất liệu (texture),…
Tạm kết
Thực tế, hình ảnh ngày nay không chỉ cần “đẹp”, nó còn cần phải có ý nghĩa và câu chuyện phía sau. Để làm được điều này đòi hỏi Content Writer cũng cần phải có khả năng làm việc cùng Designer, tư duy sáng tạo hình ảnh và nắm chắc đặc điểm của từng định dạng content như video content, content ads. Nếu bạn mong muốn tìm hiểu cách triển khai nội dung theo từng định dạng và nắm chắc quy trình lên ý tưởng content có khả năng chuyển đổi, tham gia khóa học Content Marketing tại Tomorrow Marketers ngay từ hôm nay!
The post Làm Content Writer có cần tư duy hình ảnh (Visual Thinking)? appeared first on Tomorrow Marketers.
source https://blog.tomorrowmarketers.org/tu-duy-hinh-anh-visual-thinking/
Nhận xét
Đăng nhận xét