Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2021

Affiliate Marketing là gì? Khi nào doanh nghiệp cần tìm đến hình thức Marketing này?

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là gì? Đó là hình thức Marketing dựa vào quảng cáo, tiếp thị sản phẩm / dịch vụ của một thương hiệu bởi một người/nhóm người. Họ sẽ giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của một thương hiệu đối tác tới những người theo dõi mình. Sau đó, họ sẽ nhận một khoản tiền hoa hồng (commission) khi một giao dịch được hoàn thành. Giao dịch đó có thể là click (nhấp chuột vào), submission (đăng ký) và sale (mua sản phẩm). Điểm này rất khác so với Influencer Marketing hay Word of Mouth Marketing. Cụ thể, Influencer được trả phí xuyên suốt quá trình họ quảng bá cho thương hiệu. Còn Word of Mouth thì lại khác hẳn. Tức là người nào đó thích và giới thiệu thương hiệu đến với nhiều người hơn. Họ gần như không nhận một khoản phí nào. Đọc thêm: Tổng quan về Digital Marketing?   Trong bài viết sau, cùng TM tìm hiểu sâu hơn về Affiliate Marketing nhé! 1/ Affiliate hoạt động như thế nào? Một hệ thống Affiliate Marketing vận hành tốt cần đủ 3 yếu t

Hé lộ 7 sự thật “bất ngờ bật ngửa” về Facebook – trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh (theo khảo sát từ tạp chí phố Wall)

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Mới đây, Wall Street Journal đã tiến hành một cuộc điều tra về trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh, Facebook. Kết quả của cuộc điều tra này được tổng hợp từ các tài liệu nội bộ của Facebook. Nó bao gồm các báo cáo nghiên cứu, các cuộc thảo luận trực tuyến của nhân viên và bản thảo của các bài thuyết trình với quản lý cấp cao của trang mạng xã hội này. Tạp chí đã đưa ra một nhận định đáng suy ngẫm. “Facebook hoàn toàn biết và hiểu rõ nền tảng của họ đã và đang tiềm ẩn những “lỗ hổng” gây ra những tổn hại không hề nhỏ. Những mối nguy này chính bản thân Facebook là người hiểu tường tận nhất.” Hết lần này đến lần khác, bất chấp các cuộc điều trần của quốc hội, sự “ưu ái” đặc biệt của giới truyền thông, và thậm chí cả cam kết đến từ chính Facebook, những vấn đề này không có dấu hiệu được giải quyết. 1/Facebook tuyên bố: “Tất cả các quy định và luật lệ của họ áp dụng với mọi đối tượng người dùng”. Thế nhưng, tài liệu của công ty này lại tiết lộ một bí mật về trường

Problem Solving – “Vũ khí” chinh phục nhà tuyển dụng khó tính

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Trong cuộc khảo sát của World Economic Forum , báo cáo đã xếp hạng 10 kỹ năng mà lực lượng lao động cần có để trở nên nổi bật tại nơi làm việc như: tư duy phản biện, sáng tạo, trí tuệ cảm xúc,… Nhưng đứng đầu bảng xếp hạng này lại chính là kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving). Vậy tại sao kỹ năng này lại được nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp lớn coi trọng như vậy? Hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Problem Solving là gì? Giải quyết vấn đề là sử dụng tư duy logic, trí tưởng tượng để “hiểu”. Từ đó, bạn có thể đưa ra giải pháp tối ưu trong một tình huống. Nó liên quan đến việc xác định vấn đề, đưa ra các giải pháp, đánh giá, lựa chọn và hành động. Nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến cách bạn tiếp cận và giải quyết các vấn đề phát sinh tại nơi làm việc. Vì vậy, khả năng giải quyết vấn đề là một trong những tiêu chí chính của các nhà tuyển dụng. Họ dựa vào đó để đánh giá khả năng tư duy, sáng tạo, phân tích, giao tiếp và đưa ra quyết đ

Evergreen Content – Làm sao để nội dung không bao giờ lỗi ‘mốt’?

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Evergreen content là loại nội dung không lỗi thời mà sẽ “trường tồn” cùng thời gian. Nó xoay quanh một chủ đề luôn được độc giả quan tâm , bất kể các biến động, xu hướng có thay đổi thế nào. Cái tên “evergreen” bắt nguồn từ cây thường xanh – loài cây quanh năm lá đều xanh. Nếu bạn xem xét kỹ hơn về định nghĩa này, bạn sẽ nhận thấy rằng nó bao gồm hai điều khác nhau: Nội dung (content) và chủ đề (topic). Hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu kỹ hơn về evergreen content và các tạo ra những nội dung này qua bài viết dưới đây nhé! Tóm tắt nội dung chính 1/ Một số ví dụ về evergreen content                                                                                              a) Các chủ đề Evergreen                                                                                                          b) Ví dụ của các chủ đề không phải evergreen:                                                                          c) Các nội dung Evergreen              

ELT là gì? Tại sao xu hướng này dần được ưa chuộng?

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – ELT là viết tắt của “extract, load & transform” (trích xuất, tải & chuyển đổi) – những quy trình mà một data pipeline (đường ống dữ liệu) sử dụng để sao chép dữ liệu từ hệ thống nguồn sang một hệ thống khác, ví dụ như kho dữ liệu đám mây. Trích xuất: Sao chép dữ liệu từ hệ thống nguồn. Tải: Ở bước thứ hai này, pipeline sẽ sao chép dữ liệu từ nguồn sang một hệ thống khác, có thể là một kho dữ liệu (data warehouse) hoặc hồ dữ liệu (data lake). Chuyển đổi: Khi dữ liệu đã nằm trong hệ thống mới, doanh nghiệp có thể thực hiện bất cứ chuyển đổi nào cần thiết. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ chuyển đổi dữ liệu thô theo nhiều cách khác nhau với những công cụ & quy trình tương ứng.  Trước khi đi sâu vào tìm hiểu sự dịch chuyển của doanh nghiệp sang quy trình ELT, hãy cùng đi qua một số đặc điểm của quy trình ETL truyền thống nhé: 1. Quy trình ETL (Extract, Transform, Load) Trong quy trình phân tích của bất kỳ doanh nghiệp nào, bước chuyên sâu nhất thư

20 cách biểu diễn các chỉ số tài chính không thể bỏ qua

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Làm báo cáo, nên trực quan hoá các chỉ số tài chính thế nào cho khoa học và dễ hiểu? Trong bài viết dưới đây, Tomorrow Marketers giới thiệu bạn 20 chỉ số tài chính cùng các biểu đồ giúp bạn dễ dàng xây dựng báo cáo, theo dõi và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 1. Gross Profit Margin (Tỷ suất lợi nhuận gộp) Là một thành phần quan trọng trong mẫu báo cáo về lợi nhuận & lỗ (profit & loss dashboard), biểu đồ tài chính này được phát triển từ dạng biểu đồ tròn truyền thống nhưng có thiết kế dễ quan sát hơn. Biểu đồ này thể hiện tổng doanh thu của bạn trừ đi giá vốn hàng bán, rồi chia cho tổng doanh thu bán hàng. Cung cấp trình bày trực quan về tổng lợi nhuận cũng như các chỉ số tương quan khác, biểu đồ này sẽ cho phép bạn đo lường hiệu quả sản xuất của tổ chức, từ đó giúp bạn đạt được mức lợi nhuận cao hơn từ mỗi đô la bán hàng của mình. 2. Operating Profit Margin (Hệ số lợi nhuận hoạt động) Là một biểu đồ tài chính tập trung vào yếu tố lãi