Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2022

Làm content nên chú trọng tương tác hay khả năng chuyển đổi? – Bài học thực tế từ câu chuyện xây dựng hệ thống nội dung cho ngành hàng giáo dục

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Vừa sản xuất ra những nội dung chất lượng để khách hàng cảm thấy hứng thú và tương tác, vừa bán được hàng cho họ không bao giờ là chuyện dễ dàng. Hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết cách ưu tiên và phân phối cho 2 loại Content tương tác và Content chuyển đổi thế nào cho phù hợp với doanh nghiệp của bạn nhé! 1. Content Tương tác hay Chuyển đổi – đâu mới định hướng chính xác cho doanh nghiệp? Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống, khi đang vô cùng tâm đắc với các content sáng tạo, thu hút hàng trăm like, share thì bỗng nhiên bị “áp doanh số”, buộc phải tạo ra chuyển đổi cho công ty? Cứ tưởng dễ dàng, ta vẫn không hiểu lý do tại sao những nội dung tương tác này lại không đem lead về. Vội vàng chuyển hướng tập trung cho nội dung sale, chạy quảng cáo, ta lâm ngay vào cảnh nguồn đơn lên xuống thất thường nếu giá quảng cáo tăng, thuật toán thay đổi hoặc xuất hiện những đối thủ sừng sỏ trên thị trường. Tình huống dưới đây là một ví dụ đi

New Product Launch Case: Phân tích case xe điện Vinfast

Hình ảnh
Tomorrow Marketers   – Tung sản phẩm mới ra thị trường có thể là bước ngoặt đưa giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, mở rộng danh mục đầu tư, nhưng đi kèm với đó là vô vàn yếu tố rủi ro mà doanh nghiệp không thể kiểm soát hết. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định ra mắt sản phẩm. Đây cũng là lí do vì sao bài toán New Product Launch thường xuyên xuất hiện trong các vòng   Case Interview của chương trình Management Consulting, Management Trainee hay Business/ Marketing Case Competition. Với mỗi thí sinh, nếu chưa từng tiếp xúc, làm quen với dạng đề này thì sẽ mất rất nhiều thời gian để đưa ra được phương án cuối cùng dựa trên dữ kiện sẵn có. Vậy đâu là những bước phân tích cụ thể khi doanh nghiệp muốn tung sản phẩm mới trên thị trường? Hãy cùng tham khảo cách tiếp cận từ một case study gần đây – sản phẩm xe điện của Vinfast để nắm bắt quy trình giải New Product Launch Case nhé. I. New Product Launch Case l

Cách người tiêu dùng “tư duy nhanh và chậm” và bài học cho Marketers

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Trước khi đi vào bài viết này, bạn hãy thử giải hai câu hỏi tính toán sau:  2 x 2 = ? Năm anh 6 tuổi, anh gấp đôi tuổi em. Hỏi năm anh 70 thì em bao nhiêu tuổi? Bạn sẽ chỉ mất 1 giây để đưa ra câu trả lời đúng cho câu hỏi 1, nhưng sẽ phải mất nghĩ thêm một chút để trả lời đúng câu hỏi tiếp theo, dù cả hai đều dễ như nhau. Vì sao lại vậy? Bạn có tự hỏi câu trả lời đó thì có liên quan gì tới việc người tiêu dùng tư duy không? 1. Tư duy nhanh và tư duy chậm có gì khác biệt? Daniel Kahneman đã giả định não bộ con người được chia thành 2 phần: tạm gọi là hệ thống 1 và hệ thống 2, tương ứng với tư duy nhanh và tư duy chậm. Hệ thống 1 (tư duy nhanh) hoạt động một cách tự động và nhanh chóng, rất ít hoặc gần như không khiến chúng ta phải nỗ lực suy nghĩ và ý thức để kiểm soát. Một số đặc điểm của hệ thống này: Liên tục hiện diện, hoạt động nhanh và trực quan Hoạt động trong tiềm thức  Khả năng xử lý thông tin to lớn: có thể xử lý hàng triệu mẩu thông tin mỗi

Sử dụng Interest targeting để tối ưu quảng cáo Facebook như thế nào?

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Chọn nhiều interests thì quảng cáo khó phân phối, CPM bị đẩy cao. Chọn ít thì lại sợ không tiếp cận tới đúng đối tượng, lãng phí tiền. Đây có lẽ là “nỗi trăn trở” của nhiều digital marketers mỗi khi nhắm mục tiêu chạy ads. Vậy làm thế nào để giải quyết được bài toán khó này? Làm sao để thiết lập nhóm đối tượng cho quảng cáo Facebook một cách hợp lý? Hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1. Facebook interest targeting vận hành như thế nào? Trước hết, hãy cùng tìm hiểu một khái niệm: Facebook interest targeting. Facebook interest targeting còn được gọi là quảng cáo Facebook dựa theo sở thích/mối quan tâm . Đúng theo như tên gọi của nó – quảng cáo này sẽ nhắm mục tiêu dựa trên những chủ đề bạn quan tâm.  Đã bao giờ bạn rơi vào trường hợp vừa nhắn tin, nói chuyện với bạn bè về một chủ đề (ví dụ: du lịch Đà Lạt), chỉ một lúc sau thôi khi lướt newsfeed, bạn đã bắt gặp hàng tá những bài quảng cáo liên quan đến chủ đề đó chưa?  Đây chính là c

Brand attribute là gì? Doanh nghiệp xác định và phát triển thuộc tính thương hiệu như thế nào?

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Người tiêu dùng không có bất kỳ ấn tượng gì về thương hiệu, không biết thương hiệu bán gì, thương hiệu không được họ nhớ tới khi phát sinh nhu cầu,… tất cả đều là biểu hiện của một thương hiệu không rõ thuộc tính (brand attribute). Vậy, cụ thể brand attribute là gì, và làm sao để thương hiệu không bị rơi vào vùng đất quên lãng, hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Brand Attribute là gì? Brand Attribute (thuộc tính thương hiệu) là cách biểu hiện ra ngoài của một Brand positioning (Định vị thương hiệu) thông qua các tính chất cốt lõi. Chẳng hạn, định vị của Close-up là “Tự tin sát gần nhau” thì các thuộc tính được truyền tải ra bên ngoài lần lượt là: Functional benefits (Lợi ích lý tính) : Trắng răng, thơm mát Emotional benefits (Lợi ích cảm tính) : Đối với nhóm Freshness: mang lại sự tươi mát để sống cuộc sống trọn vẹn, năng động, tràn đầy tự tin; Đối với nhóm Beauty: làm trắng răng để họ luôn tự tin, nổi bật và hấp dẫn người khác.

Keyword Research: Nghiên cứu từ khóa hiệu quả cho SEO và PPC với Google Keyword Planner

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Khi bắt đầu làm quen với SEO, nhiều bạn newbie thường gặp phải các lỗi sai trong nghiên cứu từ khóa (keyword research): không biết cách chọn từ khóa, chọn những từ khóa ngắn và không có khả năng tạo click, hoặc chọn những từ khóa có tính cạnh tranh cao khiến chiến dịch Google Adwords không được tối ưu chi phí.  Bài viết này sẽ giới thiệu và hướng dẫn bạn cách phân tích dữ liệu từ khóa trong các chiến dịch với công cụ do Google cung cấp – Google Keyword Planner. 1. Giới thiệu ngắn về Google Keyword Planner, SEO và PPC Trước khi bắt đầu tìm hiểu về Google Keyword Planner, bạn cần nắm chắc hiểu biết cơ bản về một số thuật ngữ: SEO (Search Engine Optimization): là quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tăng khả năng hiển thị và cải thiện thứ hạng xuất hiện của trang web trong trang kết quả tìm kiếm (SERP – Search Engine Result Page).  PPC (Pay-per-click): Đây là hình thức quảng cáo trực tuyến, trong đó nhà quảng cáo sẽ không trả tiền cho lượt xem, và chỉ phải

14 metrics và KPI quan trọng nhất của bộ phận Manufacturing

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Các  chỉ số đo lường của bộ phận Manufacturing (Sản xuất) là phép đo nhằm cung cấp góc nhìn về toàn bộ quy trình sản xuất. Đây là cơ sở để các nhà quản trị kiểm soát và tối ưu hóa chất lượng sản xuất, cũng như các khía cạnh chi phí khác nhau.  Production Volume: Theo dõi khối lượng sản xuất Production Downtime: Theo dõi thời gian bảo trì trong quy trình sản xuất Production Costs: Đo lường chi phí bao hàm của bộ phận sản xuất Overall Equipment Effectiveness (OEE): Đo lường hiệu suất thiết bị tổng thể Overall Operations Effectiveness (OOE): Đánh giá hiệu suất vận hành Total Effective Equipment Performance (TEEP): Đo lường tổng mức hữu dụng thiết bị Capacity Utilization: Đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp Revenue Per Employee: Đo lường doanh thu trung bình mỗi nhân viên tạo ra Defect Density: Đo lường số lượng sản phẩm hư hỏng  Rate of Return: Đo lường số lượng sản phẩm bị gửi trả Total Asset Turnover: Vòng quay tổng tài sản Unit Costs: Đo lường