Nhiều Client đang mở In-house creative team, tương lai nào cho các Agency? Phỏng vấn anh Thắng Nguyễn – Hanoi Branch Director tại Zee Agency
Tomorrow Marketers – Xu hướng xây dựng đội ngũ chuyên gia truyền thông nội bộ (in-house Agency) đang trở thành một xu hướng nở rộ trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong những năm gần đây. Về cơ bản, nhouse Agency hoạt động như một Agency thông thường, chỉ có điểm khác biệt là họ thường phục vụ một khách hàng duy nhất. Một số cái tên nổi bật đã áp dụng mô hình này có thể kể đến như Coca-Cola, Unilever, P&G, và Bayer. Vậy điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng thế nào tới có gây hoạt động của các Agency thuê ngoài? Agency sẽ cần làm gì để luôn giữ vững được vị thế của mình trên thị trường?
Cùng Tomorrow Marketers đi tìm câu trả lời trong bài phỏng vấn sau với anh Thắng Nguyễn – Hanoi Branch Director tại Zee Agency.
Cảm ơn anh Thắng đã nhận lời mời phỏng vấn của Tomorrow Marketers ngày hôm nay.
Theo TM được biết, anh từng làm việc tại team Marketing của LG và hiện đang giữ vị trí Branch Director tại Zee Agency, đơn vị đứng đằng sau hàng loạt những dự án truyền thông lớn của các thương hiệu trong nước và quốc tế như Unilever, H&M, LG, Aadidas, VIB…
Vậy anh có thể chia sẻ thêm về Zee cũng như vai trò hiện tại của anh tại Zee được không ạ?
Chào TM, cảm ơn các bạn vì lời mời phỏng vấn. Hiện tại, anh đang là Branch Director kiêm Account Director, chuyên về Client Services và Account Management cho văn phòng của Zee tại Hà Nội.
Zee là một agency có định vị tương đối khác biệt trên thị trường theo hướng lifestyle. Zee cũng có tuổi đời khá trẻ, mới chỉ bước qua năm thứ năm. Tháng trước, bọn anh vừa mới chính thức khai trương văn phòng mới tại Hà Nội. Anh cho rằng đây là một bước tiến chiến lược nhằm mang định vị Lifestyle ra ngoài thị trường phía Bắc.
Hiện tại, phần lớn nhóm khách hàng của Zee ở Hà Nội là các ngân hàng, tập đoàn bất động sản và một số nhãn hàng tiêu dùng nhanh của Unilever. Một lợi thế khi Zee hoạt động tại Hà Nội đó là thu hút được rất nhiều nhân sự trẻ được đào tạo bài bản về truyền thông và PR. Các bạn được đào tạo bài bản và đều tốt nghiệp từ những ngành chuyên về Marketing và truyền thông như Digital Marketing của RMIT hay Marketing của Đại học Kinh tế Quốc dân và PR, truyền thông của Học viện Báo chí.
Nếu môi trường Client đòi hỏi một marketer đa di năng (full-stack Marketer) cái gì cũng biết thì Agency lại cần những nhân sự có chuyên môn sâu vào một mảng nhất định. Chẳng hạn như Account cần có kỹ năng quản lý dự án hay Content writer cần nắm được cách sáng tạo nội dung. Quan trọng hơn là khách hàng cũng sẽ thường tìm đến những đơn vị truyền thông có chuyên môn cao và có khả năng cung cấp các giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Do vậy có thể nói rằng việc Zee sở hữu một đội ngũ với chuyên môn sâu, được đào tạo bài bản và sở hữu DNA ‘lifestyle’ khác biệt là một thế mạnh tại thị trường Hà Nội.
Đọc thêm: 5 yếu tố bạn cần cân nhắc trước khi quyết định chọn Client hay Agency
Theo TM tìm hiểu, trong vòng 5 năm trở lại đây, có một xu hướng đáng chú ý đó là các doanh nghiệp đang dần dịch chuyển hoạt động truyền thông vào bên trong và xây dựng một đội ngũ agency nội bộ, hay còn gọi là xu hướng in-house agency. Mô hình này được cho là tiết kiệm chi phí và tận dụng được lợi thế am hiểu thương hiệu từ team truyền thông nội bộ.
Chẳng hạn, Unilever đã triển khai U-studio, một In-house agency phụ trách hàng ngàn dự án FMCG của riêng mình vào năm 2017. Nhờ đội ngũ “in-house” này, Unilever đã tiết kiệm được tới hơn 500 triệu Euro cho chi phí marketing vào năm 2018.
Vậy anh có nhận định thế nào về xu hướng này ạ? Điều này có khiến Agency thuê ngoài mất đi vị thế của mình trong tương lai hay không?
Theo kinh nghiệm 10 năm làm việc của anh tại cả hai môi trường Client và Agency thì thường có 2 xu hướng đó là (1) Xây dựng team in-house và (2) Xây dựng một team Marketing cơ bản và thuê ngoài dịch vụ chuyên biệt tại Agency.
Về định hướng (1) thì anh nhận định trên thực tế, việc xây dựng team in-house để tối ưu hóa chi phí là tùy thuộc vào mô hình kinh doanh và cấu trúc của từng công ty. Như Unilever là một tập đoàn toàn cầu, hoạt động trên một quy mô lớn với đa ngành hàng, thì việc xây dựng một team iIn-house sẽ giúp tối ưu hóa bởi team này sẽ không chỉ phục vụ một nhãn hàng mà còn rất nhiều nhãn hàng khác trong cùng tập đoàn.
Mặt khác, với các công ty có quy mô nhỏ hơn và danh mục sản phẩm ít hơn thì việc sở hữu một team in-house sẽ khá tốn kém, đặc biệt khi chi phí tuyển dụng nhân sự cấp cao có kinh nghiệm về Marketing thường ở mức khá cao, trung bình rơi vào khoảng 2000-3000 USD/ người/ tháng. Trong khi để vận hành hiệu quả, một team cần tối thiểu từ 10-15 người. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải cân nhắc đến ngân sách dành cho Marketing của mình. Nếu ngân sách Marketing lớn thì có thể đem một team vào làm in-house, còn lại nếu ngân sách không cao mà còn phải chi trả cho chi phí nhân sự team marketing thì chi phí còn lại để chạy campaign sẽ không còn nhiều.
Vậy nên, khi mình không tối ưu được những nhân sự đó thì việc tạo ra một team in-house còn tốn kém hơn thuê một đơn vị bên ngoài.
Còn với định hướng số (2), như anh đã chia sẻ ở trên, thế mạnh của Agency là sở hữu các chuyên gia với nhiều năm làm việc với nhiều nhãn hàng khác nhau. Chẳng hạn, một nhân sự làm ở Digital Agency sẽ có chuyên môn sâu về Digital media, và bởi đã từng chạy nhiều chiến dịch khác nhau nên sẽ nắm được các cách tối ưu quảng cáo đa dạng hơn. Đặc biệt, creative cũng là thế mạnh của agency do có nhiều nhân sự, chuyên gia về sáng tạo được tập hợp từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trên thực tế, có một số thương hiệu dù sở hữu những team in-house nổi bật như Grab hay The Coffee House cũng vẫn dùng đến giải pháp thuê ngoài trong những chiến dịch lớn.
Cuối cùng, có một điểm nữa mà anh muốn lưu ý đó là môi trường Corporate và Agency sẽ có khá nhiều khác biệt. Trong khi tại Agency, các bạn được linh hoạt về mặt giờ giấc làm việc, và thoải mái trong cách ăn mặc, thì môi trường làm việc tại Corporate lại rất quy củ và nghiêm túc. Đó cũng chính là một trong những điểm quan trọng doanh nghiệp cần xem xét trong việc thu hút các nhân sự đam mê truyền thông sáng tạo. Liệu họ có sẵn sàng “đầu quân” vào một team in-house chỉ chuyên phục vụ một thương hiệu hay sẽ lựa chọn về với các Agency nơi họ được thỏa sức sáng tạo với nhiều ngành hàng khác nhau?
Đọc thêm: Làm Marketing Inhouse là làm gì?
Vậy các agency như Zee nên chuyển mình như thế nào để không bị bỏ lại phía sau, khi vừa phải cạnh tranh với đối thủ và còn phải cạnh tranh với chính team in-house của client?
Như anh đã chia sẻ, khách hàng tìm đến với Agency là tìm đến với những người có chuyên môn cao. Bởi vậy nếu muốn cạnh tranh với team in-house, việc đầu tiên đó là phải nâng cao chuyên môn và đảm bảo sẽ mang đến chất lượng dịch vụ tốt hơn. Thứ hai là cần xây dựng về mặt sản phẩm. Agency là các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ, mà dịch vụ thì sẽ dễ bị thay thế bởi các nhà cung cấp khác nhau, nên bài toán đặt ra là làm thế nào để có thể giữ chân khách hàng.
Zee luôn tự hào là một trong những số ít Agency trên thị trường có định vị rõ ràng so với các đối thủ khác cũng như team in-house. Định hướng của Zee là tập trung vào khía cạnh Lifestyle và coi đó như là một sản phẩm được đóng gói dành riêng cho khách hàng của mình. Ngoài ra, Zee cũng cố gắng đem lại những sản phẩm chuyên biệt hơn như các gói giải pháp tổng thể hơn về KOL (social activation – tích hợp Influencer Marketing với social và creative) thay vì chỉ cung cấp dịch vụ booking KOL đơn thuần như các bên khác. Theo anh, đó chính là những điểm khác biệt khiến Zee tạo được lợi thế cạnh tranh của mình.
Như vậy có thể thấy là định hướng Lifestyle đã giúp Zee trở nên rất khác biệt và nổi bật so với các đối thủ. Tuy nhiên, anh có cho rằng việc tập trung cho một lĩnh vực chuyên biệt như vậy sẽ làm giảm bớt cơ hội mở rộng sang các mảng khác không?
Như bạn đã biết thì trong Marketing, khi nhắm chọn đối tượng mục tiêu mình sẽ cần lựa chọn một phân khúc cụ thể và tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong cùng ngành hàng. Cách Zee tiếp cận khách hàng cũng như vậy. Lifestyle là Unique Selling Point (điểm bán hàng độc nhất) nhưng không phải là thế mạnh duy nhất, bởi bọn anh vẫn là một Integrated Marketing Agency có khả năng cung cấp 1 gói giải pháp IMC tổng thể. Chính cái tên Zee cũng đã hàm ý rằng khách hàng khi đến với Zee sẽ được phục vụ từ A đến Z. Quan trọng hơn, với mỗi dịch vụ đó, Zee đều đưa chất Lifestyle vào để tạo sự khác biệt.
Trên thị trường hiện nay, có một xu hướng rõ ràng của các thương hiệu là sự chuyển dịch từ truyền thông tập trung vào tính năng sản phẩm sang truyền thông thiên về Lifestyle. Hay nói cách khác, đó là xu hướng thổi hồn vào thương hiệu của mình, khiến nó trở nên tự nhiên và gần gũi hơn với khách hàng. Gần đây, Zee cũng đã nhận rất nhiều dự án từ các khách hàng trong lĩnh vực Bất động sản và Ngân hàng, những lĩnh vực mà nhiều người thường nghĩ rằng khá truyền thống và khô khan. Tuy nhiên, sự thực là họ cũng đang sử dụng cách tiếp cận tương tự nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG trong việc mang đến thêm nhiều sự khác biệt về trải nghiệm khách hàng. Chẳng hạn, bạn có thể thấy một vài thương hiệu như VIB trong một dự án gần đây cùng với ZEE đã cho ra mắt MV quảng cáo ‘Trải Trái Trải Phải’ vừa mang tính giải trí cao vừa có tính thương mại cho sản phẩm của mình.
Theo anh, xu hướng chú trọng về Lifestyle này không chỉ là xu hướng của hiện tại mà sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai và lan rộng hơn nữa tới những ngành hàng khác đặc biệt là khi có thêm tác động từ genZ, thế hệ đang mang tới nhiều thay đổi cho ngành truyền thông.
Lifestyle là một thứ không cụ thể, luôn luôn thay đổi hàng ngày. Vậy làm sao để Zee luôn đi đầu trong trong lĩnh vực này? Zee có văn hóa gì đặc biệt để giúp công ty và nhân viên luôn dẫn đầu cuộc chơi?
Lifestyle không chỉ là một định vị, lifestyle được thể hiện qua những sản phẩm và đặc biệt thông qua con người, những nhân sự đang làm việc tại Zee. Bắt đầu từ vòng tuyển chọn Zee đặc biệt coi trọng cả chuyên môn lẫn yếu tố về cá tính của các bạn ứng viên. Zee luôn tìm kiếm những cá tính đa dạng nhưng phải phù hợp với phong cách của Zee. Thực chất, xuất phát điểm của Zee là một PR agency về mảng Fashion and Beauty, founder đều là những người rất có “gu” và đã thực sự truyền cảm hứng cho các bạn nhân viên không chỉ về phong cách thời trang mà còn trong cách làm việc với khách hàng.
Đặc biệt, trong các sự kiện team building nội bộ, Zee luôn cố gắng tạo ra những concept độc đáo và khuyến khích các bạn đầu tư về cả dresscode cũng như makeup. Với Zee, mỗi một nhân viên đóng vai trò như một brand stylist vậy. Và việc tập hợp những cá nhân mang đậm cá tính “Gen ZEE” như vậy sẽ tạo nên một tập thể đúng chất Lifestyle hơn.
Đọc thêm: Làm Marketing mảng Agency – Sinh viên cần chuẩn bị những gì?
Cảm ơn anh Thắng vì những góc nhìn vô cùng thực tế về môi trường Inhouse cũng như Agency nói trên. Tomorrow Marketers hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn trẻ có hình dung cụ thể hơn về môi trường làm việc ở in-house và Agency, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân mình.
Tạm kết
Marketing là một thế giới vô cùng rộng lớn và đa dạng. Mỗi mảng Client, Agency và Inhouse đều có những đặc trưng riêng về môi trường làm việc cũng như yêu cầu về mặt chuyên môn với các marketer trẻ. Tuy nhiên, dù quyết định theo đuổi lĩnh vực nào, bạn cũng sẽ cần nắm được bức tranh tổng quan về ngành, xu thế vận động của nó và đặc biệt là hệ thống kiến thức Marketing nền tảng giúp bạn tự tin hơn trong công việc của mình.
Tham khảo khóa Marketing Foundation của Tomorrow Marketers ngay từ hôm nay để sớm chuẩn bị một khởi đầu vững chắc cho sự nghiệp của bạn nhé!
The post Nhiều Client đang mở In-house creative team, tương lai nào cho các Agency? Phỏng vấn anh Thắng Nguyễn – Hanoi Branch Director tại Zee Agency appeared first on Tomorrow Marketers.
source https://blog.tomorrowmarketers.org/nhieu-client-dang-mo-in-house-creative-team-tuong-lai-nao-cho-cac-agency/
Nhận xét
Đăng nhận xét