Trúng tuyển Management Trainee của Jardines Matheson bằng tư duy dữ liệu thế nào? – Phỏng vấn Management Trainee tại Jardines Matheson

Tomorrow Marketers – Rất nhiều chương trình Management Trainee (MT) thường áp dụng các vòng thi giải Business Case nhằm đánh giá năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm của ứng viên. Có được tư duy dữ liệu không chỉ giúp các  bạn trẻ có khả năng thể hiện mình trong các vòng thi này, mà còn giúp họ nổi bật giữa hàng chục ngàn thí sinh tài năng và xuất sắc khác. Cùng lắng nghe những chia sẻ về cơ hội trúng tuyển Jardines Executive Trainee Scheme (JETS) nhờ nền tảng tư duy phân tích dữ liệu của Hà Nguyễn – @Management Trainee tại Jardines Matheson, cựu học viên khóa học Data Analysis tại Tomorrow Marketers nhé:

1. Xin chào Hà. Cảm ơn bạn đã nhận lời phỏng vấn ngày hôm nay của TM. Bạn có thể chia sẻ cụ thể hơn về những “hành trang” đã chuẩn bị trước khi bước vào từng vòng thi Management Trainee là gì không?

Có một công thức mà mình đã ứng dụng để sẵn sàng trước cả bốn vòng thi MT: Tìm hiểu rõ bản thân và hình thành được bức tranh tổng quát về công ty và vị trí, vai trò mà mình chuẩn bị apply. 

Đầu tiên, mình cần tìm hiểu thật kỹ để có một cái nhìn tổng quan nhất về cách mà doanh nghiệp này vận hành: hệ thống sản phẩm – dịch vụ (product-service systems) của công ty đó như thế nào, tình hình kinh doanh, có đang gặp phải vấn đề khó khăn nào (corporation struggle) hay phát triển dự án, mở rộng chiến lược không,…

Để tìm hiểu những thông tin này, mình đã nghiên cứu từ rất nhiều phía: Những thông tin từ các report, thông cáo báo chí hay các bài báo công khai sẽ giúp mình biết được cách doanh nghiệp nói về mình; trong khi những đánh giá khách quan từ chuyên gia và những nhân viên đánh giá sẽ giúp mình có câu trả lời đa diện và kỳ vọng thực tế nhất. Mình thường đọc những review này trên các trang tuyển dụng, trong đó, có một website mình đánh giá cao và thường sử dụng chính là GlassDoor. Kết hợp cả 2 nguồn thông tin này giúp mình nhận biết được cả hai mặt tích cực và tiêu cực của mỗi công ty đang xem xét.

Bên cạnh những hiểu biết về công ty, những hiểu biết về vai trò ứng tuyển (role of management trainee) cũng rất quan trọng. Trước khi bắt đầu ứng tuyển, mình đã đặt ra một số câu hỏi như: mục tiêu của chương trình này là gì, vị trí mình sẽ được đề nghị sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo là gì, đặc điểm của chương trình là gì (functional hay general), các vị trí mình có thể luân chuyển, mình có thể nhận được hỗ trợ từ bên nào và nhiều câu hỏi đánh giá các yếu tố khác.

Trong phần research về vị trí này, một yếu tố quan trọng khác cũng cần được làm rõ, chính là cấu trúc, timeline của các vòng thi, format và tactics để vượt qua mỗi vòng. Chương trình thi tuyển Manager Trainee của Jardines Matheson (JETS) năm 2020 diễn ra với 4 vòng thi chính:

  • Vòng 1: Online application – Nộp resume và các thông tin cá nhân qua form mẫu.
  • Vòng 2: Online Assessment – Gồm các phần thi về Situational Response (đưa ra phương án cho từng tình huống cụ thể), và Logical (suy luận logic) được cung cấp bởi Cappfinity.
  • Vòng 3: Online Job Simulation – Gồm đa dạng các loại câu hỏi từ situational response, calculations, analysis, video presentation xoay quanh 1 tình huống trung tâm, đây cũng là vòng nặng về tính toán nhất, yêu cầu phân tích dữ liệu và đưa ra chiến lược cho dự án kinh doanh của công ty. Ngoài ra, ở cuối bài assessment có thêm phần video interview về bản thân ứng viên, yêu cầu trả lời các câu hỏi có sẵn trong vòng 2-3 phút.
  • Vòng 4: Assessment Center – Năm vừa rồi AC được tổ chức qua Zoom với hình thức là 1 ngày làm việc với 5 nhiệm vụ chính. Lịch trình bao gồm: Analysis Exercise, Behavioral Interview, Situational Interview, Group Case Interview, Role Play Presentation

Tuy nhiên, cần biết rằng không phải chương trình nào cũng sẽ giữ nguyên format đó qua mọi năm. Với Jardines, mỗi năm công ty sẽ thay đổi lại cấu trúc chương trình một lần và ra đề với một HR vendor khác. Mình nên đọc các mô tả chương trình những năm trước và chủ động liên hệ tới các anh chị trước đây đã từng thi chương trình để tham khảo những yêu cầu cốt lõi (core requirement) mà tập đoàn đó đánh giá ứng viên.

Và cuối cùng, điều mà mình đã chuẩn bị thật sự kỹ càng chính là yếu tố “yourself” – bản thân mình. Có rất nhiều chương trình khác nhau để mình lựa chọn đăng ký. Để tránh lãng phí thời gian công sức, mình cần tìm ra chương trình phù hợp với bản thân. Xác định được câu trả lời “Mình đang tìm kiếm gì từ chương trình đó?”, “Vì sao lại là công ty này?”, “Vì sao lại là chương trình MT của công ty này?”, và thậm chí là “Vì sao lại là MT?” sẽ giúp mình kiên trì trong suốt thời gian ứng tuyển và không cần phải hỏi “What’s next?” sau cuộc thi.  

Một điều quan trọng khác chính là hiểu được điểm mạnh điểm yếu của bản thân là gì. Kết hợp những hiểu biết này đã giúp mình hình dung được bản thân có phù hợp và là người mà chương trình đó đang tìm kiếm hay không. Từ đó, mình có thể xác định được “chiến lược” để bản thân đưa ra câu trả lời thuyết phục và thể hiện được những điều đó ra rõ ràng nhất, biết cái gì cần “giấu”, cái gì cần “khoe”. 

Đặc biệt, cần phải nhấn mạnh rằng, vòng thi Assessment Center của JETS có yêu cầu rất cao về tính linh hoạt và khả năng giải Business Case, tư duy dữ liệu rất tốt. Để vượt qua được những vòng thi mang tính chuyên môn như này, các ứng viên cũng rất cần trang bị nền tảng kiến thức vững chắc về data. Khóa học Data Analysis tại TM đã giúp mình học được tư duy phân tích dữ liệu, cách sử dụng data để đưa ra “data-driven decision” và áp dụng data trong quá trình vượt qua thi tuyển MT của Jardines. Mình nắm chắc hơn quy trình tiếp cận data theo từng bước, biết được những yếu tố cần phải lưu ý và xây dựng được thói quen khi làm việc với dữ liệu. Không chỉ vậy, mình cũng đã hình thành thói quen tiếp cận data dưới nhiều cách và góc nhìn khác nhau, biết thêm thắt những yếu tố nào để xác định insight rõ ràng hơn.  

Đọc thêm: Hướng dẫn cách viết CV nổi bật hơn trong Application Form

2. Trải nghiệm thi tuyển Management Trainee với 4 vòng tại Jardines có đem lại cho bạn thử thách, khó khăn, hay kỷ niệm nào không?

Khó khăn lớn nhất trong quá trình thi tuyển MT mà mình phải xử lý chính là “thời gian hạn hẹp”. Khi gửi email thông báo vượt qua vòng thi trước, Jardines cũng sẽ chỉ giới thiệu qua về format vòng tiếp theo cho ứng viên, và thông báo mỗi người có thời gian 5 ngày hay 120 tiếng từ thời điểm nhận email để vừa chuẩn bị vừa làm bài. Điều này khiến mình gặp phải rào cản trong việc chuẩn bị rất nhiều. Điều làm mình tiếc nuối chính là bởi thời gian làm bài quá dài nên mình cũng lỡ mất chuyến xe cho một kế hoạch đi chơi cuối tuần luôn (cười). 

Một đặc điểm khác của JETS chính là vòng thi nào cũng rất là dài. Theo mình nhớ thì Jardines có thông báo tới các ứng viên chuẩn bị 45 phút cho bài test đầu tiên. Trên thực tế, dù đã rất tập trung trong quá trình làm bài, mình vẫn mất tới 2 tiếng để hoàn thành bài thi này. Vòng thi thứ hai cũng không ngoại lệ khi mình đã chuẩn bị tinh thần cho khoảng thời gian 2 – 3 tiếng, tuy nhiên độ khó và dài của bài khiến mình mất tới 4 – 5 tiếng để hoàn thiện. Điều này đã làm giảm năng lượng của mình đi rất nhiều, đến cuối giờ làm thì mình gần như không thể nào suy nghĩ một cách logic và hiệu quả được nữa.

Chính vì vậy, khả năng quản lý thời gian cũng rất quan trọng trong ứng tuyển JETS: bao gồm phân chia cho research, lập kế hoạch (planning), và tập luyện (practice).

Hình thức thi Assessment Center, Management Trainee trực tuyến qua Zoom trong mùa dịch

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn và thử thách thì mình cũng đã nhận được rất nhiều kỷ niệm tích cực. Các vòng thi của JETS được thiết kế giống như một cuộc sống giả tưởng và mình sẽ trong vai một nhân viên của Jardines với các công việc hàng ngày rất cụ thể với từng nhiệm vụ (task) được giao, từng đối tác (stakeholder) mà mình có cơ hội làm việc cùng,… Có những trải nghiệm và chìm đắm vào một thế giới như vậy cũng rất vui, giúp mình có thể tưởng tượng được là nếu mình đỗ thì mình có thể được làm những công việc như thế nào, gặp gỡ những người như nào. Không chỉ vậy, chương trình cũng có nhiều format khác nhau để các ứng viên không cảm thấy nhàm chán.

Việc cuộc thi có độ thách thức cao cũng đòi hỏi mình phải không ngừng phát triển nhiều kỹ năng khác nhau, thử sức với nhiều vị trí không phải chuyên môn và học hỏi được rất nhiều thứ bên cạnh những cạnh tranh trong thi tuyển. Ở thời điểm đó, công việc của mình là trong mảng tư vấn doanh nghiệp, vì vậy nên góc nhìn của mình trong kinh doanh vẫn mang tính tổng quan, chiến lược rất nhiều. Sau khi được trải qua cuộc thi, mình nhận thấy rằng bản thân đã hiểu rõ hơn về các chuyên môn sẽ hoạt động theo cách như thế nào.

Đọc thêm: 8 dạng Business Case phổ biến nhất và phương pháp tiếp cận tương ứng

3. Vòng thi Assessment Center – cũng là vòng thi cuối cùng của JETS – được mô phỏng 1 ngày làm việc của 1 General Manager với 4 lịch trình. Nhiều người đánh giá vòng thi này của Jardines có mức độ phức tạp cao hơn so với các Assessment Center khác cả về mặt khối lượng thông tin lẫn yêu cầu được đặt ra. Vậy bạn đã áp dụng những kiến thức và tư duy dữ liệu để giải vòng thi này như thế nào?

Mình nghĩ là cần có một cái nhìn giới hạn cho vòng thi này. Mọi người thường nghĩ vòng cuối của Jardines sẽ rất nặng về kiến thức giải case, giống như là giải Case Interview của các công ty tư vấn và đòi hỏi phải đưa ra các chiến lược cho công ty đó dựa trên data có sẵn phải không. Thực tế theo trải nghiệm thi của mình, vòng cuối của Jardines không bắt mình phải suy nghĩ mang tính chiến lược tư vấn như vậy. Thay vào đó, đề bài đòi hỏi phải rất sự linh hoạt và yêu cầu mình giải quyết với nhiều thử thách (challenge) khác nhau. Mình đã phải trải qua tầm 5 – 6 thử thách, trong suốt 1 ngày từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Và mỗi cái thử thách như vậy lại có công việc nhỏ hơn. Đây cũng là một cách để Jardines phản ánh được yêu cầu đối với ứng viên về khả năng “chống mình” và sự bền bỉ khi phải trải qua liên tục nhiều công việc với tính chất khác nhau trong suốt một ngày.

Lịch trình dày đặc, phải giải quyết khối lượng công việc lớn và làm việc với nhiều người khác nhau khiến kỹ năng xử lý thông tin từ nhiều nguồn là một yêu cầu bắt buộc. Bài test đầu tiên mà mình gặp là Data Analysis với một case dài 10 trang A4 với đầy đủ số liệu, thậm chí có cả báo cáo nghiên cứu thị trường (market research) của tập đoàn, có số liệu rồi cả email từ tất cả các phía khác nhau, tóm lại là một đề bài hỗn tạp. Yêu cầu đặt ra là giải quyết 3 câu hỏi trong 40 phút – một khoảng thời gian rất ngắn, thậm chí ứng viên còn khó có thể đọc xong đề.

Đọc thêm: Cách vượt qua Case Interview – những kỹ năng cần chuẩn bị và điều cần lưu ý

Vậy đối diện với số lượng data khổng lồ như thế thì phải làm như thế nào? Mình nghĩ logic xử lý data như truyền đạt bởi anh Minh Quang và các trainers trong khóa Data Analysis của Tomorrow Marketers chính là chìa khóa hiệu quả cho những tình huống như thế này, gồm: (1) Xác định vấn đề, (2) yêu cầu của đề bài (expected outcomes), (3) xây dựng các nhân tố để mổ xẻ vấn đề dựa trên issue tree, và (4) dựng quy trình thu thập, phân tích dữ liệu và trình bày kết quả. 

Mỗi đề bài đều xoay quanh 1 tình huống kinh doanh và đưa ra yêu cầu rất rõ ràng, chính vì vậy chúng ta cần phải đọc câu hỏi thật kỹ trước khi chuyển sang đọc số liệu và biết rõ là công việc này yêu cầu mình làm gì. Việc có cái nhìn tổng quan với tất cả các câu hỏi cũng hỗ trợ phân chia thời gian để hoàn thành hết các đầu mục. Có những câu hỏi sẽ không liên quan trực tiếp tới câu trước và dễ hoàn thành hơn và nên ưu tiên để xác định thứ tự làm bài phù hợp. 

Về cơ bản, có 3 câu hỏi quan trọng cần chuẩn bị trước khi bắt tay vào làm đề, chính là What – Why – How. Với What, mình cần dự trù sẽ gặp phải những dạng câu hỏi hay activities như thế nào, về các function hay tình huống gì. Sau đó, cần biết tại sao (Why) người ra đề lại cố ý đưa những câu hỏi như vậy vào đề thi, người ta muốn đánh giá các yếu tố gì ở ứng viên và đánh giá bằng cách nào dựa trên những câu trả lời đó. Sau khi vạch ra hết các câu hỏi như vậy, thì bạn cần xác định How – làm cách nào để đạt được mục tiêu đó. Ở bước này cần áp dụng tư duy một cách có hệ thống bằng việc phân tách vấn đề (segmentation) và đưa về các nhân tố nhỏ hơn để đi sâu phân tích. Và cuối cùng – đây mới là bước thực sự cần xắn tay áo xử lý data – là xây dựng quy trình, thu thập số liệu để điền vào chỗ trống, kết nối dữ liệu, so sánh các phương án, và đưa ra kết luận cuối cùng. 

Đọc thêm: Vòng Initial Interview, Assessment Camp và Final Interview cần kiến thức Marketing gì?

Những phần quà “xịn xò” dành cho các ứng viên tham gia vòng thi Assessment Center  

Cảm ơn bạn rất nhiều với những thông tin hữu ích và thực tế về hành trình thi tuyển Management Trainee tại Jardines Matheson. TM chúc bạn có thêm thật nhiều trải nghiệm mới tại tập đoàn này và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp tương lai!

Tạm kết:

Cuối bài phỏng vấn, Hà đã gửi đôi lời nhắn nhủ tới những bạn đang phấn đấu với ước mơ MT: Hãy tin tưởng chính bản thân mình, và cũng đừng lo ngại rằng không biết khi nào thì mình mới “đủ chín”, mình không cần phải sẵn sàng rồi mới bắt đầu. Ứng tuyển MT không chỉ là cơ hội giúp bạn tìm kiếm công việc mà còn là nơi giúp mình học hỏi nữa. Vì vậy, “treat every challenge as a learning opportunity” – coi tất cả những thử thách là một cơ hội để bạn học hỏi!

Trong các chương trình Management Trainee, các vòng thi được thiết kế với rất nhiều các bài toán và business case nhằm yêu cầu ứng viên thể hiện khả năng giải quyết vấn đề và tư duy chiến lược của mình. Để làm được điều này, bạn cần phải trang bị tư duy phân tích số liệu, kỹ năng đọc và hiểu số liệu kết hợp với suy nghĩ logic của bản thân, từ đó đưa ra cách xử lý vấn đề được giao. Khóa học Data Analysis được Tomorrow Marketers thiết kế phối hợp cùng các trainer là giám đốc, quản lý cấp cao tại các tập đoàn giúp các Marketers tự tin ứng dụng dữ liệu đưa ra data-driven decision và tăng cơ hội để “giành phần hơn” trong các cuộc thi Management Trainee!

The post Trúng tuyển Management Trainee của Jardines Matheson bằng tư duy dữ liệu thế nào? – Phỏng vấn Management Trainee tại Jardines Matheson appeared first on Tomorrow Marketers.



source https://blog.tomorrowmarketers.org/management-trainee-jarrdines-matheson-tu-duy-du-lieu/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Điểm “lợi và hại” khi Nam Tiến làm Marketing

Bán hàng trước hay xây dựng thương hiệu trước? Lúc nào doanh nghiệp mới cần “Build Brand”?

SEO Onpage (Phần 2) – Các bước tối ưu SEO URL