SEO Onpage (Phần 4) – Thẻ alt là gì? Nâng cấp hình ảnh thế nào cho chuẩn SEO
Tomorrow Marketers – Alt text/ thẻ alt trong SEO hay còn gọi là văn bản thay thế, được dùng để mô tả một bức ảnh ở trên trang web của bạn. Nó hiển thị được dưới dạng mã HTML và thông thuờng không xuất hiện trực tiếp trên trang web. Vậy tại sao marketers cần quan tâm đến alt text? Nó quan trọng như thế nào? Bạn có thể tận dụng nó để hoàn thiện hơn quá trình làm SEO và trải nghiệm người dùng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Tomorrow Marketers!
Tóm tắt nội dung chính:
1/ Tại sao marketers cần chú ý tối ưu thẻ alt
1.1. Thẻ Alt giúp cải thiện khả năng tiếp cận nội dung
1.2. Thẻ alt giúp cải thiện mức độ liên quan theo từng chủ đề
1.3. Thẻ Alt giúp trang web của bạn xếp hạng tốt hơn trên Google Images
1.4. Thẻ alt đóng vai trò là văn bản liên kết cho các đường link của hình ảnh
2/ Cách thêm thẻ alt vào hình ảnh
3/ Có phải tất cả các ảnh đều cần thêm thẻ alt?
4/ Cách tạo một thẻ alt chất lượng
5/ Một vài ví dụ về thẻ alt trong SEO đạt và không đạt tiêu chuẩn
1/ Tại sao marketers cần chú ý tối ưu thẻ alt?
1.1. Thẻ Alt giúp cải thiện khả năng tiếp cận nội dung
Chắc hẳn khi nghĩ đến hình ảnh, bạn sẽ nghĩ nó hiển thị như thế nào, có đẹp và chất lượng hay không. Thế nhưng, bạn có nghĩ đến những người bị vấn đề về thị giác, họ khó hoặc không thể nhìn thấy hình ảnh trực tiếp được. Hàng triệu người khiếm thị trên thế giới sử dụng công cụ hỗ trợ đọc màn hình (screen readers) để hiểu được các nội dung trực tuyến. Công cụ hoạt động bằng cách chuyển đổi nội dung trên màn hình, bao gồm cả hình ảnh, thành âm thanh.
Hình ảnh không có văn bản thay thế gây ra sự cố cho công cụ hỗ trợ đọc màn hình vì không có cách nào để truyền đạt nội dung của hình ảnh cho người dùng một cách chính xác nhất. Thông thường, những hình ảnh này sẽ bị bỏ qua hoặc tệ hơn, chúng được đọc với cái tên rất dài và thậm chí còn không đúng so với hình ảnh thực tế.
Thậm chí Google cũng từng nói về tầm quan trọng của alt text cho những người khiếm thị hoặc khả năng nhìn hạn chế trong bản hướng dẫn làm SEO cho người mới bắt đầu.
1.2. Thẻ alt giúp cải thiện mức độ liên quan theo từng chủ đề
Thực tế, Google thường rà soát một lượt các từ nổi bật và xuất hiện nhiều trong một trang/bài viết để làm căn cứ cho việc hiểu nội dung tổng quát. Ví dụ ở đây, nếu trang web đề cập đến chó xù, chó labrador và chó săn mồi, thì Google sẽ biết trang này nội dung chủ yếu nói về các giống chó.
Vậy thì nó có liên quan thế nào tới hình ảnh?
Đôi khi, ngữ cảnh hay một phần nào đó của nội dung bị “trói chặt” bởi hình ảnh, tức là nếu không có hình ảnh đó mô tả, người đọc sẽ rất khó hình dung đoạn văn bản đó rốt cuộc muốn nói về chủ đề gì, hoặc nếu có hiểu thì cũng khó mà liên tưởng được ra thực tế.
Mặc dù Google gần như chắc chắn có thể hiểu được đây là những hình ảnh của những chú chó kể cả khi không có văn bản thay thế, nhưng giống chó cụ thể có thể ít rõ ràng hơn — và đó là lý do vì sao văn bản thay thế cần thiết để được thêm vào những hình ảnh này.
1.3. Thẻ Alt giúp trang web của bạn xếp hạng tốt hơn trên Google Images
Có thể bạn chưa biết, Google Images là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai trên thế giới. Thực tế, có khoảng 20.45% tổng số lượng tìm kiếm online đến từ Google Images, hơn cả lượng tìm kiếm trên Youtube, Bing và các công cụ tìm kiếm khác cộng lại. Vì vậy, đây là một cơ hội tốt để kéo traffic cho website của bạn từ Google Images. Dưới đây là ví dụ của Ahrefs về số lượng nhấp chuột mà trang web này có được trong vào 3 tháng, một con số không hề nhỏ.
Lưu ý: Đây chỉ là một tỷ lệ phần trăm nhỏ trong lượng traffic của Ahrefs bởi vì họ là một trang blog chuyên viết về SEO. Mọi người nhìn chung không tìm kiếm thông tin mà Ahref xuất bản dựa vào tìm kiếm hình ảnh (Images Search). Nó hoàn toàn là một câu chuyện khác đối với thị trường ngách nổi bật như thời trang hoặc thực phẩm, nơi mà mọi người thường tìm kiếm thông tin qua hình ảnh.
1.4. Thẻ Alt đóng vai trò là văn bản liên kết cho các đường link của hình ảnh
Văn bản liên kết hay anchor text là các từ/cụm từ được chèn một đường link để khi bạn nhấp chuột vào, nó có thể liên kết đến bài biết/trang khác trong website của bạn. Google sử dụng nó để hiểu thêm về trang web và nội dung chủ yếu mà nó muốn truyền tải.
Tuy nhiên, không phải tất cả các đường link liên kết đều ở dạng text, đôi khi nó còn ở cả dạng ảnh nữa. Nếu như nó ở dạng hình ảnh, thì lúc này cần alt text, để Google đọc được và hiểu trang web được dẫn link kia thuộc chủ đề gì.
2/ Cách để thêm thẻ alt vào hình ảnh
Đơn giản thôi, bạn chỉ cần thêm thẻ <img> vào đoạn mã HTML. Đây là dạng code của hình ảnh có chứa alt tag: <img src=“pie.jpg” alt=“steak and ale pie”>
Trường hợp khác, nếu bạn đang sử dụng phần mềm CMS hiện đại, bạn có thể dễ dàng thêm alt text vào ảnh mà không cần phải quan tâm nhiều tới mã HTML ở trên. Ví dụ, nếu bạn đăng tải bài blog trên WordPress, khi hình ảnh hiển thị lên, sẽ có một vùng chọn cho phép bạn thêm văn bản thay thế, tức là mô tả ngắn gọn hình ảnh nhanh chóng.
Nếu bạn dùng nền tảng khác để đăng tải nội dung của mình, dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
- Thêm alt text vào hình ảnh trong Squarespace
- Thêm alt text vào hình ảnh trong Wix
- Thêm alt text vào hình ảnh trong Shopify
3/ Có phải tất cả ảnh trong trang web đều cần thêm alt text?
Câu trả lời là không. Thực tế, mọi người thường cố thêm alt text vào mọi hình ảnh có trong bài viết/trang. Nhưng không phải bức ảnh nào cũng cần phải giải thích ý nghĩa.
Sau đây là các trường hợp không cần thêm alt text cho ảnh:
Nếu mục đích sử dụng ảnh chỉ để trang trí hoặc để trang web/ bài viết dễ nhìn hơn
Những ảnh này không chứa những thông tin quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc truyền tải nội dung của trang web/bài viết đó. Ví dụ, một vài trang web thêm những icons để phân tách nội dung rõ ràng hơn, như hình bên dưới. Thực tế, những hình ảnh như vậy chỉ để nội dung trông bớt nhàm chán hơn và bạn không nên thêm alt text cho nó. Bởi vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận nội dung của những độc giả phải sử dụng đến thiết bị hỗ trợ đọc màn hình, như những người khiếm thính chúng ta đề cập đến ở đầu bài viết. Hơn nữa, việc này cũng không mang lại giá trị nào cho việc cải thiện SEO.
Nếu hình ảnh chung chung hoặc có sẵn thông tin cần thiết bổ trợ cụ thể dưới dạng chữ viết
Giả sử, bạn đặt văn bản thay thế có nội dung “bồn tắm và ngọn nến” cho bức ảnh bên dưới. Nó sẽ không mang lại lợi ích gì cho cho người đọc khiếm thị vì đó là thông tin họ không cần biết. Nó không ảnh hưởng tới việc truyền tải thông tin của trang web này vì nội dung cần thiết đã đầy đủ ở dạng chữ rồi.
Nếu hình ảnh không yêu cầu văn bản thay thế, thì hãy để trống alt.
Hầu hết các công cụ hỗ trợ đọc màn hình sẽ bỏ qua ảnh nếu thuộc tính alt để trống. Vì vậy, nếu bức ảnh không có quá nhiều giá trị thông tin thì hãy bỏ qua việc điền alt, để người khiếm thị không bị phân tâm mỗi khi đến đoạn có hình ảnh này.
Ví dụ: <img src=”spacer.gif” alt=””>
4/ Cách tạo một thẻ alt chất lượng
Be concise: Ngắn gọn
Thực tế, độ dài của văn bản thay thế sẽ không chỉ làm ảnh hưởng tới quá trình nhận diện và nắm bắt thông tin của Google. Nó còn ảnh hưởng phần nào tới những đối tượng khiếm thị, phải dùng máy hỗ trợ đọc màn hình. Vì vậy hãy mô tả một bức ảnh chỉ trong vài từ.
Be accurate: Chính xác
Hãy tập trung vào mô tả chính xác những gì có trong bức ảnh mà bạn thấy quan trọng và có liên quan đến nội dung của trang web/bài viết của mình.
Avoid keyword stuffing: Tránh lạm dụng từ khóa quá nhiều
Thành thật mà nói, đây căn bản không phải là nơi để nhồi nhét từ khoá một cách “tuỳ hứng”, hãy tập trung mô tả bức tranh thật rõ ràng.
Avoid stating that it’s an image: Tránh khẳng định điều hiển nhiên rằng “Đây là một bức ảnh”
Lỗi này cũng là một vấn đề khá phổ biến. Thực tế sẽ là thừa và không cần thiết nếu bạn thêm các từ như “Một hình ảnh về…” hay “Một bức tranh về…”. Google đủ thông minh để hiểu được đây là một bức ảnh. Bạn nên “tiết kiệm” từ để dành chỗ cho những từ/cụm từ thật quan trọng, như từ khóa chẳng hạn.
Avoid redundancy: Tránh những yếu tố dư thừa
Bạn tuyệt đối phải tránh lặp lại thông tin đã được mô tả rõ trong hình ảnh. Ví dụ: nếu bạn có một bức ảnh về Steve Jobs và dòng chữ ngay bên dưới hình ảnh có nội dung thể hiện điều gì đó liên quan tới “Steve Jobs”, bạn không cần thêm mô tả này vào alt text. Google sẽ tự hiểu rằng bức ảnh này nói về Steve Jobs. Việc của bạn là thêm một vài cụm từ cụ thể để Google hiểu rõ hơn bức ảnh này có gì liên quan tới nội dung trong bài viết/trang web của bạn.
5/ Một vài ví dụ tiêu biểu về thẻ alt trong SEO đạt và không đạt tiêu chuẩn
Đối với bức ảnh về bánh ngọt này, bạn sẽ đặt văn bản thay thế như thế nào cho hợp lý. Dưới đây là ví dụ:
- Văn bản thay thế chưa đạt: <img src=“cheesecake.png” alt=“picture of cheesecake”>. Ở đây, người viết đã phạm phải sai lầm không đáng có là khẳng định đây là một bức tranh “picture of…”. Việc thêm từ này vào không giải quyết vấn đề gì, vì thực chất Google không cần đọc alt text cũng hiểu đây là một bức ảnh.
- Văn bản thay thế tạm ổn:<img src=“cheesecake.png” alt=“cheesecake”>. Văn bản thay thế này chỉ có một từ mô tả tên loại bánh này, nó được coi là đủ tiêu chuẩn cơ bản, so sánh với alt text ở trên.
- Văn bản thay thế tốt: <img src=“cheesecake.png” alt=“strawberry cheesecake”>. Alt text này mô tả cụ thể hơn loại bánh ngọt này kết hợp với dâu tây, vậy là người viết đã mô tả được gần như đầy đủ nội dung của bức ảnh.
- Văn bản thay thế xuất sắc: <img src=“cheesecake.png” alt=“strawberry cheesecake with cream”>. Đến đây chắc bạn cũng hiểu luôn vấn đề. Alt text này đầy đủ nhất các thành phần nổi bật trong bức ảnh.
Còn đối với bức ảnh về Steve Job và chiếc điện thoại này thì sao?
- Văn bản thay thế chưa đạt: <img src=“steve-jobs.png” alt=“steve jobs apple iphone ipad mac”>. Ở đây, alt text này mô tả quá nhiều từ khóa như apple, iphone, ipad, mac, mặc dù ở đây chỉ có chiếc điện thoại. Như vậy, có thể Google sẽ bối rối không biết bức ảnh này rốt cuộc muốn miêu tả cái gì?
- Văn bản thay thế tạm ổn: <img src=“steve-jobs.png” alt=“steve jobs”>. Văn bản thay thế này tuy chỉ có mỗi một từ nhưng nó mô tả cơ bản chính xác về bức ảnh, vì một trong những thành phần chính ở đây là Steve Jobs.
- Văn bản thay thế tốt: <img src=“steve-jobs.png” alt=“apple founder, steve jobs”>. Văn bản thay thế này chỉ rõ hơn người được nhắc đến trong ảnh là ai, điều này sẽ giúp Google nắm được thông tin quan trọng và đáng tin cậy.
- Văn bản thay thế xuất sắc: <img src=“steve-jobs.png” alt=“apple founder, steve jobs, holding the iphone 4”>. Không còn câu gì để chê khi đọc alt text này. Nó quá cụ thể, đến mức mô tả cả hành động của vị CEO này, lại còn mô tả luôn cả loại iphone. Có lẽ đến cả Google cũng phải gật gù.
Đọc thêm:
SEO onpage phần 1 – Title tags là gì? Tối ưu tiêu đề SEO thế nào cho chuẩn?
SEO onpage phần 2 – Các bước tối ưu SEO url
SEO onpage phần 3 – Meta description là gì? Tạo meta description chất lượng chỉ với 5 bước đơn giản
Tạm kết
Tối ưu hình ảnh chỉ là một trong số nhiều bước quan trọng và “khó nhằn” khác trong SEO. Để việc tối ưu hóa phát huy tác dụng tốt nhất, là một digital marketers, bạn hiểu rõ thuật toán các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google. Có như vậy, công sức bạn bỏ ra để tối ưu hóa mới tạo ra chuyển đổi rõ nét.
Cân nhắc tham gia khóa học Digital Foundation của TM ngay hôm nay nếu bạn muốn hiểu toàn diện về SEO, và lên kế hoạch bài bản cho các Digital Platforms cùng những trainers dày dặn kinh nghiệm thực chiến trong ngành.
Bài viết bởi Ahref và được biên dịch bởi Tomorrow Marketers, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.
The post SEO Onpage (Phần 4) – Thẻ alt là gì? Nâng cấp hình ảnh thế nào cho chuẩn SEO appeared first on Tomorrow Marketers.
source https://blog.tomorrowmarketers.org/seo-alt-text/
Nhận xét
Đăng nhận xét