L’Oréal Company Profile – Điều bạn cần biết trước khi thi L’Oréal Brandstorm

Tomorrow Marketers – Sau hơn 110 năm hình thành và phát triển, L’Oréal hiện được xếp hạng là tập đoàn mỹ phẩm hàng đầu trên thế giới. Với các sản phẩm đa dạng bao gồm mỹ phẩm, chăm sóc tóc, chăm sóc da và chăm sóc cơ thể, chắc chắn L’Oréal là một trong những miền đất hứa mà mọi marketers yêu thích ngành beauty & personal care đều muốn một lần được một lần làm việc.

Tìm hiểu kỹ thị trường, ngành hàng, thương hiệu trước khi tham gia các cuộc thi hoặc ứng tuyển vào các công ty là điều nhất định nên làm. Những bạn đang mong muốn làm Marketing tại L’Oréal, có ý định tham gia cuộc thi L’Oréal Brandstorm 2022 nhất định không thể bỏ qua bài viết này. Cùng TM tìm hiểu những điểm nổi bật trong chiến lược Marketing của hãng mỹ phẩm Pháp L’Oréal nhé!

Đọc thêm: Tổng quan thị trường mỹ phẩm Việt Nam 2021

1. L’Oréal – Hơn 110 năm phiêu lưu trong thế giới sắc đẹp

1.1. 1909-1956: Những viên gạch đầu tiên, đặt nền móng cho một đế chế

Người sáng lập L’Oréal là Eugene Schueller. Sau khi tốt nghiệp bằng tú tài ở Pháp, ông đăng ký học tại Viện Hóa học Ứng dụng và tốt nghiệp hạng nhất năm 1904. Ông nhận công việc trợ lý phòng thí nghiệm tại Sorbonne sau khi tốt nghiệp và dường như đã tiếp tục với ước mơ trở thành một nhà nghiên cứu khoa học. Và rồi một cơ duyên tình cờ đến và thay đổi hoàn toàn cuộc sống, sự nghiệp của ông, cũng như lịch sử ngành làm đẹp thế giới.

Chủ một tiệm cắt tóc lớn đã đến thăm Schueller để nhờ ông sáng chế ra một loại thuốc nhuộm tóc tổng hợp. Ở thời điểm đầu thế kỷ 20, phụ nữ Pháp không thường xuyên nhuộm tóc, nguyên nhân chính là do loại thuốc nhuộm độc hại thời đó có hàm lượng chì nặng, gây kích ứng da đầu. Schueller đã bị hấp dẫn bởi lời đề nghị đó và đồng ý làm cố vấn kỹ thuật cho người thợ cắt tóc, sau đó, hai người tách riêng và Schueller tự mình thử nghiệm thuốc nhuộm tóc trong một phòng thí nghiệm thuê ở Paris. 

Cuối cùng, đến năm 1909, sau một thời gian dài thử nghiệm thất bại, ông đã thành công sáng chế được một công thức và thành lập công ty riêng có tên Công ty Thuốc nhuộm tóc vô hại của Pháp. Một thời gian ngắn sau, ông nhanh chóng đổi tên công ty non trẻ của mình thành L’Oréal, một từ khác của “Auréale”, tên một kiểu tóc phổ biến của thời đại, cũng như một cách chơi chữ auréole, có nghĩa là “hào quang.” 

Năm 1912, công ty mở rộng bán hàng sang Áo, Hà Lan và Ý và đến năm 1920, các sản phẩm của công ty đã có mặt trên tổng số 17 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Brazil, Chile, Peru, Equador, Bolivia và Liên Xô, và ở vùng Viễn Đông. Thành công của L’Oréal đến một phần từ sự đúng thời điểm. Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, kiểu tóc ngắn trở thành mốt nhờ gây ấn tượng mạnh về kiểu dáng và màu sắc. Vào cuối những năm 1920, chỉ riêng ở Pháp đã có 40.000 tiệm làm tóc và các sản phẩm mới của L’Oréal là O’Cap, Imédia Liquide và Coloral đã chiếm lĩnh được thị trường. 

Trong những năm 1930 và 1940, những thần tượng màn ảnh có mái tóc bạch kim như Jean Harlow và Mae West khiến tóc vàng trở nên đặc biệt phổ biến và các loại thuốc tẩy như L’Oréal Blanc bán rất chạy. L’Oréal đã nhanh chóng tận dụng các phương tiện truyền thông cả cũ và mới để quảng bá sản phẩm của mình. Trong giai đoạn này, L’Oréal đã chứng tỏ khả năng của mình trong việc đáp ứng những nhu cầu mới của người tiêu dùng. Hãng phát triển dòng kem chống nắng Ambre Solaire khi nhận thấy gần như đa số mọi người, không kể đàn ông hay phụ nữ, thuộc mọi tầng lớp xã hội đều ra biển, tắm nắng vào các ngày cuối tuần, ngày nghỉ. Các sản phẩm bắt đầu được bán thông qua các hiệu thuốc và nhà sản xuất nước hoa và các công ty con mới tại Ý, Bỉ và Đan Mạch được thành lập từ năm 1936 đến năm 1937.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào năm 1939 cũng không thể kìm hãm sự phát triển của công ty. Thời điểm đó, phụ nữ uốn tóc và mua mỹ phẩm để nâng cao tinh thần. L’Oréal tung ra sản phẩm làm xoăn sóng lạnh đầu tiên, Oréol, vào năm 1945. Cùng với những sự quảng giao trong các mối quan hệ làm ăn và lập trường chính trị, doanh số của L’Oréal liên tục tăng trưởng bất chấp trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới. Từ năm 1940 đến năm 1943, tài sản cá nhân của Schueller đã tăng gấp 10 lần. Từ năm 1940 đến năm 1944,  L’Oréal có doanh số bán hàng tăng gần gấp bốn lần. 

Sự bùng nổ nhu cầu của người tiêu dùng trong những năm 1950 và sự xuất hiện của những minh tinh bàn bạc mới là Marilyn Monroe và Brigitte Bardot (ban đầu là một cô gái tóc nâu) càng thuận lợi cho sự phát triển của L’Oréal hơn nữa. Những năm 1950, loạt sản phẩm mới, sáng tạo và đột phá đã được tạo ra, bao gồm màu nhuộm làm sáng đầu tiên, Imédia D (1951) và dầu gội đầu tạo màu đầu tiên, Colorelle (1955) đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sự tinh tế. Công ty tiến xa hơn trong lĩnh vực chăm sóc da, ký kết thỏa thuận công nghệ với công ty Vichy vào năm 1954. Sau này, Vichy trở thành một phần của tập đoàn L’Oréal vào năm 1980.

Tài năng quảng cáo của Eugène Schueller được công nhận vào năm 1953 khi ông được trao giải Oscar về quảng cáo. Schueller mất năm 1957 và chuyển quyền thừa kế tập đoàn cho con gái duy nhất của mình.

1.2. 1957-1987: Vươn tầm thế giới

Trong giai đoạn này, các chiến lược mua lại thương hiệu đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn phát triển ngoạn mục của thương hiệu và hàng loạt sản phẩm mang tính biểu tượng ra đời. Phương châm hoạt động của L’Oréal trở thành “Savoir saisir ce qui start” (nắm bắt cơ hội mới).

Những năm 1960 là những năm của cuộc cách mạng cả trong lĩnh vực văn hóa và thương mại. Khi âm nhạc và thời trang ngày càng hướng đến thanh thiếu niên, ngày càng có nhiều sự quan tâm đến việc theo đuổi vẻ ngoài trẻ trung, tạo đà cho hàng trăm cửa hàng, siêu thị và chuỗi cửa hàng mới mọc lên để cung cấp cho thị trường đang phát triển nhanh chóng này. L’Oréal cũng không nằm ngoài xu hướng và đã đầu tư những khoản lớn. Hãng liên tiếp thành lập các trung tâm nghiên cứu và sản xuất, các cơ sở thẩm mỹ với công nghệ khoa học tiên tiến với số lượng nhân viên lên tới hàng trăm người, tại nhiều thành phố trên toàn thế giới. 

Năm 1963, L’Oréal chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán và khởi động giai đoạn tái cấu trúc tập đoàn. Hãng đồng thời bán bớt và mua lại một số công ty con để tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Kế đó là dồn nguồn lực thâm nhập vào thị trường nước hoa với việc mua lại hàng loạt hãng nước hoa: Jacques Fath, Lancôme, André Courrèges,…  Với nguồn lực và chuyên môn ngày càng tăng, L’Oréal đã tung ra hàng loạt sản phẩm thành công, nhiều sản phẩm dẫn đầu thị trường cho đến ngày nay như: xịt tóc Elnett, thuốc nhuộm tóc Récital và nước hoa Fidji (được ra mắt dưới thương hiệu Guy Laroche).

L’Oréal được hưởng lợi từ xu hướng quan tâm đến sức khỏe và thể chất trong những năm 1970. Kể từ thời điểm này trở đi, doanh thu của L’Oréal vượt xa bất kỳ công ty quảng cáo nào khác của Pháp và tăng nhanh gấp đôi so với mức trung bình của ngành mỹ phẩm. Thành công của L’Oréal cho phép hãng tập trung thúc đẩy hơn nữa mảng nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Từ đó, hãng bắt đầu đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa, đặc biệt chú trọng đến New Zealand, Úc, Nhật Bản và Hồng Kông. 

Thập kỷ 70 – 80 của thế kỷ trước chứng kiến hàng loạt thương vụ mua bán, sáp nhập của hãng; việc đầu tư sang những lĩnh vực khác như xuất bản tạp chí cùng với Marie-Claire và Cosmopolitan; sự đa dạng hóa trong lĩnh vực truyền thông; sự ra mắt của những sản phẩm thành công nhất lịch sử của hãng như: kem dưỡng ẩm Equalia của Vichy, nước hoa Cacharel Anaïs Anaïs, sản phẩm tóc Kérastase,… và sự phát triển của thời đại chăm sóc da công nghệ cao. Các cơ sở nghiên cứu và phát triển của L’Oréal tiếp tục tăng trưởng ổn định, với số nhân viên nghiên cứu đạt 1.000 người (1984). Cam kết to lớn của L’Oréal trong việc nghiên cứu đã dẫn đến sự thành công của các sản phẩm như Niosôme của Lancôme, ra mắt năm 1986, một trong số ít các loại kem chống lão hóa được các bác sĩ da liễu khẳng định về hiệu quả.

1.3. 1988-2005: Khẳng định vị thế số một trong ngành công nghiệp làm đẹp

Năm 1988, L’Oréal trải qua đợt biến động lớn ở vị trí của các nhân sự chủ chốt. Dưới sự điều hành của Lindsey Owen-Jones, tập đoàn thay đổi hoàn toàn về quy mô để trở thành công ty hàng đầu thế giới về mỹ phẩm thông qua sự hiện diện trên toàn thế giới của các thương hiệu và các thương vụ mua lại chiến lược. 

Trong bối cảnh ngành công nghiệp mỹ phẩm phát triển mạnh mẽ, hãng phải đối mặt với loạt đối thủ tới từ Châu Á nên L’Oréal buộc phải tìm lối đi riêng. Thay vì tập trung vào thị trường đại chúng, hãng đã hợp tác với các thương hiệu xa xỉ để phát triển các dòng sản phẩm cao cấp. Khi người tiêu dùng ý thức hơn về vấn đề môi trường, L’Oréal đã thay đổi để tuân thủ các tiêu chuẩn mới về an toàn sản phẩm. Công ty đã buộc phải loại bỏ dần việc sử dụng chlorofluorocarbon được cho là có hại cho tầng ôzôn.

Giai đoạn giữa những năm 1990, công ty nhận thấy mình đang ở trong cuộc chiến với các đối thủ P&G và Unilever để thống trị thị trường mỹ phẩm và nước hoa đại chúng trên toàn thế giới. L’Oréal dường như quyết tâm tiếp tục dẫn đầu, tăng ngân sách quảng cáo lên tới 50% cho một số sản phẩm và re-branding cho hầu hết các loại mỹ phẩm màu của mình. Hãng cũng tiếp cận khách hàng bằng cách thay đổi bao bì của mình và phát triển trade marketing tại điểm bán, sao cho các kệ tủ thu hút nhất. L’Oréal dường như đã chuẩn bị rất kỹ để bảo vệ vị trí số một của mình.

1.4. 2006 – nay: Sự đa dạng của vẻ đẹp trên thế giới.

Tập đoàn L’Oréal lựa chọn chiến lược: Toàn cầu hóa trên bối cảnh địa phương. Nghĩa là, hãng thực hiện chiến lược toàn cầu hóa để nắm bắt, thấu hiểu và tôn trọng sự khác biệt về mong muốn, nhu cầu và truyền thống của mỗi quốc gia, nhằm mang đến những sản phẩm làm đẹp phù hợp và đáp ứng nguyện vọng của người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới. 

Các sản phẩm cũng được sáng tạo và sản xuất ở cấp độ địa phương để công thức phù hợp nhất với nhu cầu của người tiêu dùng tại từng thị trường. Để đạt được điều này, L’Oréal đã phát triển một mạng lưới các trung tâm Marketing, Nghiên cứu & Phát triển trên toàn cầu, một trung tâm cho mỗi thị trường chiến lược như tại: Mỹ, Nhật Bản, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi. Để hỗ trợ tối đa cho công việc của các trung tâm này, L’Oréal cũng xây dựng hệ thống các nhà máy trên khắp thế giới, nhằm sản xuất và đưa ra thị trường những mỹ phẩm cải tiến một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ngày nay, công ty sở hữu 21 trung tâm nghiên cứu, 14 trung tâm đánh giá trên toàn thế giới. 36 thương hiệu của hãng chia theo 4 ngành hàng: Ngành hàng Tiêu dùng, Ngành hàng Cao cấp, Ngành hàng Dược mỹ phẩm và Ngành hàng Chuyên nghiệp. Trong đó có hàng nghìn sản phẩm bao gồm nhuộm tóc, đồ trang điểm, dưỡng thể và chăm sóc da, nước hoa. Tập đoàn sở hữu hàng loạt thương hiệu đình đám như The Body Shop, thương hiệu làm đẹp Trung Quốc Magic Holdings, thương hiệu Carida và Decleor của Shiseido, NYX Cosmetics, Carol’s Daughter, IT Cosmetics và ModiFace, cùng nhiều nhãn hàng khác. 

Các sản phẩm của L’Oréal không chỉ trải rộng trên nhiều phân khúc, xuất hiện ở nhiều thị trường, mà còn đa dạng, tối ưu cho từng nhóm đối tượng khác biệt. Hãng đặt giá trị cho mọi người vì những đóng góp, kỹ năng và phẩm chất cá nhân của họ, đó là lý do tại sao L’Oréal  không ngần ngại tuyển dụng người khuyết tật. Năm 2018, có 1,117 người khuyết tật được tuyển dụng và họ tiếp tục khuyến khích những người khuyết tật có kiến thức và năng lực làm việc để tham gia lực lượng lao động của công ty.

Các chiến lược marketing đa văn hóa tiếp cận tới các đối tượng khác nhau trong một quốc gia cụ thể. Để làm được điều này, công ty phải nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu tham khảo văn hóa khác nhau của người tiêu dùng từng quốc gia như: tôn giáo, nghi lễ, truyền thống và ngôn ngữ. Để thành công trong chiến lược marketing đa văn hóa, công ty cần xác định, hiểu và tôn trọng sự khác biệt văn hóa. L’Oréal đã sử dụng những khác biệt này để tạo ra các cách để truyền thông và điều chỉnh sản phẩm của họ theo yêu cầu của thị trường địa phương.

Hãng vẫn đang tiếp tục hành trình phát triển và duy trì vị thế dẫn đầu của mình. Với danh mục các thương hiệu quốc tế lớn mạnh, tập đoàn bước vào thế kỷ 21 bằng cách nắm bắt sự đa dạng và đưa vào chương trình tăng trưởng toàn cầu của mình. Ngoài khía cạnh kinh doanh, L’Oréal còn được đặc biệt nhờ các sáng kiến ​​mới về đạo đức và trách nhiệm xã hội. Hãng tiếp tục thực hiện các thương vụ mua lại mới để đáp ứng nhu cầu mỹ phẩm đa dạng của thế giới và thực hiện các sáng kiến ​​có trách nhiệm về mặt xã hội, môi trường và kỹ thuật số, dựa trên lợi ích của sự phát triển bền vững cho tất cả mọi người.

2. L’Oreal Brandstorm

Cuộc thi L’Oréal Brandstorm đươc ra mắt lần đầu tiên vào năm 1992. L’Oréal Brandstorm là cuộc thi ý tưởng sáng tạo do tập đoàn L’Oréal tổ chức với quy mô toàn cầu dành cho sinh viên. Ra mắt thế giới lần đầu tiên vào năm 1992, đến nay sau 30 năm, cuộc thi đã thu hút hàng ngàn sinh viên tham gia hàng năm từ hơn 65 quốc gia trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, dù mới được tổ chức trong 3 năm nhưng cuộc thi đã thu hút hàng ngàn bạn trẻ tham gia, với những đề án vô cùng xuất sắc. Mùa giải 2022, cũng là năm thứ 3 cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam, Tomorrow Marketers hân hạnh trở thành đối tác chuyên môn, đối tác truyền thông của cuộc thi. Hy vọng 

Thông qua cuộc thi, các bạn sinh viên sẽ được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực khởi nghiệp, kinh doanh, ý tưởng sáng tạo, và phát triển bền vững… L’Oréal Brandstorm tập trung tìm kiếm sự đổi mới, sáng tạo, đột phá trong các ý tưởng của các đội thi, thay vì đưa ra các đề bài, case study sẵn có và đặt nặng việc phải ứng dụng quá nhiều data, framework từ các đề bài dạng truyền thống. Cuộc thi như một sự kế thừa, tiếp nối những giá trị đổi mới, tiên phong mà L’Oréal xây dựng trong suốt những năm qua.

Cuộc thi dành cho tất cả các sinh viên hiện đang học bất kỳ chuyên ngành nào ở các trường đại học tại Việt Nam, hình thức dự thi theo nhóm 3 người. Cuộc thi được tổ chức thường niên vào khoảng nửa đầu năm. Đội thi dành chiến thắng có cơ hội được làm việc 3 tháng tại Paris với toàn bộ chi phí được L’Oréal tài trợ, nhận các suất Internship và shortcut đến chương trình Management Trainee của Tập đoàn và vô vàn cơ hội training, networking quý giá khác.

Năm 2022, Brandstorm trở lại với chủ đề “Disrupt Beauty 2030” (Đột phá ngành làm đẹp 2030) để “Tạo ra cái đẹp làm lay chuyển Thế giới” với 3 định hướng có thể lựa chọn bao gồm:

  • Inclusion track: sáng kiến đột phá các sản phẩm và dịch vụ mang đến cái đẹp hướng tới sự đa dạng và đáp ứng nhu cầu làm đẹp không chỉ toàn diện mà còn cá nhân hóa cho khách hàng trên toàn cầu
  • Green track: cải tiến sáng tạo cho tương lai bền vững của ngành làm đẹp
  • Tech track: sáng kiến cá nhân hóa trải nghiệm làm đẹp bằng công nghệ

Cuộc thi mở đơn đến hết 28/02/2022 thôi nên các bạn nhanh tay hoàn thiện bài làm sớm nhé.

Đọc thêm: Giải mã bí quyết chinh phục L’Oréal Brandstorm từ các anh chị Brandstormers

3. 3 bài học đáng giá trong cách làm Marketing tại L’Oréal 

Xuyên suốt chiều dài lịch sử hơn 100 năm phát triển, một phần lớn sự thành công của L’Oréal đến từ sự nhanh nhạy nắm bắt xu hướng, tâm lý người tiêu dùng, những chiến lược Marketing đột phá, phủ sóng rộng khắp, đã thay đổi lịch sử ngành Beauty thế giới. Dưới đây là 3 bài học Marketing nổi bật nhất của hãng mà bất cứ ai có hứng thú với ngành Marketing, đang tìm hiểu hoặc có ý định làm Marketing tại L’Oréal không thể bỏ qua.

3.1. Xây dựng một portfolio sản phẩm rộng, với nhiều thương hiệu thuộc các phân khúc khác nhau

Với tầm nhìn trở thành một nhãn hàng cho người yêu cái đẹp trên toàn thế giới, L’Oreal cung cấp các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, sở thích của tất cả người dùng, không kể màu da, nơi ở. Các sản phẩm của thương hiệu này đều có chất lượng cao, được lấy cảm hứng từ nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc… Mỗi sản phẩm và thương hiệu đều có định vị rõ ràng, hướng đến từng nhóm khách hàng cụ thể.

L’Oreal tập trung vào nghiên cứu thị trường và nhu cầu của người dùng để có thể marketing một cách hiệu quả nhất. Ví dụ, tại các nước châu Âu, châu Mỹ, nơi mà các tín đồ mỹ phẩm thường sử dụng rất nhiều các sản phẩm make-up đậm, bền màu, L’Oreal tập trung quảng bá các sản phẩm chống nước, lâu trôi và mang lại những đường nét sắc sảo cho người dùng. Tại châu Á, nơi mà người dân cực kì quan tâm đến sắc tố da, mong muốn có một làn da căng bóng tràn đầy sức sống, L’Oreal lại nhanh chóng nắm bắt xu hướng và thường xuyên nói về các sản phẩm tẩy trang có thể lấy sạch bụi mịn trong không khí, hay các loại kem dưỡng ẩm dưỡng trắng, chống lão hóa da. Đây chính là lý do mà các sản phẩm của L’Oreal dù rất quen thuộc, nhưng không hề “cũ”, mà cực kì sáng tạo, hợp xu hướng.

3.2. Phát triển các sản phẩm có chất lượng tốt, đón đầu xu hướng tương lai

Không chỉ là một thương hiệu đa quốc gia, có sản phẩm giải quyết được mọi nhu cầu của các khách hàng, L’Oreal còn là một tập đoàn đi đầu trong việc nắm bắt các xu hướng của tương lai. Rất nhiều sản phẩm đến từ tập đoàn này có nguồn gốc tự nhiên, bao bì làm từ nguyên liệu có thể tái chế cực kì thân thiện với môi trường. Garnier là một trong những thương hiệu tiêu biểu thuộc L’Oreal nổi tiếng toàn thế giới với những sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, êm dịu với người dùng và hoàn toàn không có chất bảo quản.

Năm 2020, La Roche-Posay – một nhãn hàng con của L’Oreal đã gây sốt trên toàn thế giới khi cho ra mắt packaging từ giấy tái chế, theo sát xu hướng bảo vệ môi trường. Có thể nói, hầu hết các sản phẩm được L’Oreal sản xuất và phân phối đều được đánh giá là có chất lượng rất tốt, đáng tiền và cực kì hợp với xu hướng sống tối giản, sống xanh hiện nay. Nhãn hàng cũng không ngừng nghiên cứu và cho ra mắt các sản phẩm mới để bắt kịp với thị trường và yêu cầu của khách hàng.

3.3. Liên tục làm mới chiến lược Marketing và ứng dụng công nghệ vào việc quảng bá hình ảnh

Ngành công nghiệp làm đẹp thay đổi mỗi ngày, L’Oreal cũng luôn không ngừng tự làm mới mình với các sản phẩm và chiến dịch truyền thông mới mẻ. L’Oreal là thương hiệu đầu tiên ra mắt ứng dụng trang điểm ảo trên điện thoại thông minh, cho phép các khách hàng thử các sản phẩm của hãng chỉ qua camera, từ đó lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mình trong hơn 300 món mỹ phẩm có sẵn trong ứng dụng. Điều này không chỉ đưa sản phẩm của họ đến với một cơ sở khách hàng hoàn toàn mới, mà khách hàng còn có thể xem một màu hoặc sắc thái nhất định trên chúng như thế nào trước khi mua hàng, điều này làm tăng lợi nhuận.

Một ví dụ khác về sự sáng tạo trong các chiến dịch Marketing của L’Oreal chính là cách mà hãng này đã quảng bá cho sản phẩm kem dưỡng ẩm chống lão hóa của Kiehl’s dành cho nam giới. L’Oreal đã hợp tác với Marvel Comics để phát hành truyện tranh Captain America, đồng thời với việc ra mắt các sản phẩm làm đẹp dành cho nam giới với bao bì mô phỏng các nhân vật siêu anh hùng vô cùng bắt mắt. Thông điệp của L’Oreal gửi đến các khách hàng nam của mình cũng vô cùng hài hước và tinh tế: Bạn có thể già như Steve Rogers, nhưng kem dưỡng ẩm của Kiehl’s có thể khiến bạn trẻ như Captain America.

Đọc thêm: Hành trình trở thành TOP 4 L’Oreal Brandstorm như thế nào?

Tạm kết

Để tạo nên những chiến lược Marketing thành công như L’Oreal, không chỉ cần nhanh nhạy tìm hiểu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng, mà còn cần sự khéo léo trong các ý tưởng, thông điệp, cách sử dụng các kênh truyền thông, các ý tưởng đột phá. Đây là một phần nội dung trong khóa học Marketing Foundation của Tomorrow Marketers. Đến với khóa học, bạn sẽ được hệ thống kiến thức Marketing bài bản, chuẩn bị sẵn sàng cho chặng đường sự nghiệp trong ngành Marketing của mình

Marketing Foundation

Nếu bạn muốn tham gia cuộc thi L’Oreal Brandstorm 2022, các cuộc thi Business Case hay muốn ứng tuyển vào các chương trình tuyển dụng Management Trainee, đừng bỏ lỡ khóa học Case Mastery. Không chỉ cung cấp bộ tài liệu 7 ngành hàng để bạn hiểu sâu sắc đặc điểm các ngành hàng phổ biến nhất, mà còn cung cấp cho bạn bộ khung kiến thức giải case cơ bản với những framework hữu ích, giúp bạn rèn luyện tư duy Problem Solving, để bạn dễ dàng làm chủ mọi tình huống. 

The post L’Oréal Company Profile – Điều bạn cần biết trước khi thi L’Oréal Brandstorm appeared first on Tomorrow Marketers.



source https://blog.tomorrowmarketers.org/loreal-company-profile-dieu-can-biet-khi-thi-loreal-brandstorm/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Điểm “lợi và hại” khi Nam Tiến làm Marketing

Bán hàng trước hay xây dựng thương hiệu trước? Lúc nào doanh nghiệp mới cần “Build Brand”?

SEO Onpage (Phần 2) – Các bước tối ưu SEO URL