Vì sao quảng cáo Facebook của bạn không tăng reach?

Tomorrow Marketers – Bạn có thể đã bỏ ra rất nhiều công sức để nghiên cứu, thiết lập và tối ưu chiến dịch quảng cáo Facebook cho mục tiêu tiếp cận. Nhưng kết quả là quảng cáo vẫn không mở rộng tiếp cận với số lượng mà bạn mong muốn. Điều này có thể khiến bạn băn khoăn “Tại sao quảng cáo Facebook không tiếp cận rộng hơn tới những đối tượng mục tiêu?” và “Liệu bạn có nên tắt quảng cáo không?”. 

Câu trả lời hóa ra lại là hàng tá lý do có thể hạn chế phạm vi tiếp cận quảng cáo của bạn. Cùng TM tìm hiểu câu trả lời và tìm ra hướng khắc phục nhé!

Đọc thêm: Thuật toán Facebook hoạt động thế nào? Làm thế nào để tận dụng thuật toán nhằm tăng reach cho bài viết?

1. Budget ad và giá thầu quá thấp

Nguồn thu chính của Facebook tới từ quảng cáo, đồng nghĩa với việc bạn phải trả tiền để có một vị trí cho quảng cáo trên news feed Facebook của đối tượng mục tiêu. Để mở rộng phạm vi tiếp cận của quảng cáo rộng hơn, bạn phải thiết lập ngân sách quảng cáo ít nhất ngang bằng với ngân sách tối thiểu. Nếu bạn thiết lập ngân sách quảng cáo quá thấp, Facebook sẽ giảm tốc độ và phạm vi phân phối quảng cáo. 

Bên cạnh đó, Facebook cũng sẽ không mở rộng phạm vi tiếp cận của quảng cáo nếu ngân sách quảng cáo lớn nhưng giá thầu lại ở mức quá thấp. Trong trường hợp này, quảng cáo của bạn sẽ gặp khó khăn để cạnh tranh vị trí hiển thị với những quảng cáo khác có cùng đối tượng mục tiêu và sẵn sàng trả nhiều tiền hơn.

Xử lý vấn đề như thế nào?

Ngân sách

Để khắc phục tình trạng này, không có cách nào khác ngoài việc bạn phải tăng thêm ngân sách.

Với công ty có quy mô nhỏ và vừa và chú trọng vào tính hiệu quả trên mỗi đồng quảng cáo, bạn nên bắt đầu với ngân sách quảng cáo tối thiểu, sau đó tăng dần theo thời gian để quảng cáo có thể cạnh tranh trong hệ thống hiển thị và biết đâu là mức ngân sách hiệu quả nhất. 

Đặt giá thầu

Automatic bidding

Nếu bạn lựa chọn đặt giá thầu tự động, Facebook sẽ tự động điều chỉnh mức giá thầu để đem lại hiệu quả phân phối quảng cáo nhất. Bạn sẽ chỉ cần đặt ngân sách tổng rồi phân cho các ad set khác nhau, sau đó Facebook sẽ tự tối ưu xem nhóm quảng cáo nào đang mang lại kết quả tốt nhất để áp dụng cho các giai đoạn sau. 

Mức ngân sách hàng ngày tối thiểu được Facebook đặt là 1$ và con số này phải gấp ít nhất 2 lần giá thầu giá mỗi nhấp chuột (CPC) của bạn. Giả sử, nếu bạn có CPC là 2$, ngân sách hàng ngày của bạn ít nhất phải là 4$. 

Manual bidding

Nếu lựa chọn đặt giá thầu thủ công, bạn có thể tự điều chỉnh giá thầu quảng cáo của mình và biết chính xác số tiền phải trả cho mỗi mục tiêu hoàn thành của quảng cáo. Mức ngân sách hàng ngày tối thiểu là 1$ và con số này phải gấp ít nhất năm lần giá thầu CPC của bạn. Giả sử, nếu bạn có CPC là 5$, thì ngân sách hàng ngày của bạn ít nhất phải là 25$. 

Tương tự với ngân sách quảng cáo, bạn cũng có thể tăng dần mức giá thầu để xem mức giá thầu nào đang mang lại kết quả tốt nhất và áp dụng cho các giai đoạn sau.

2. Tệp đối tượng mục tiêu của bạn quá nhỏ

Microtargeting là một chiến thuật tuyệt vời để sử dụng trong social media marketing. Khi áp dụng chiến lược này, Facebook cho phép bạn chọn người xem quảng cáo chính xác với tệp đối tượng nhỏ hoặc một thị trường ngách với các đặc điểm cụ thể, nhằm tăng hiệu quả và ROI của quảng cáo. 

Đọc thêm: Quảng cáo Facebook cho phép nhắm chọn mục tiêu như thế nào?

Tuy nhiên trong một số trường hợp, microtargeting còn có thể phản tác dụng, nguyên nhân bởi:

  • Các tiêu chí nhắm chọn quá “ngách”, ví dụ quảng cáo của bạn đang nhắm chọn tới những đối tượng sinh sống trong phạm vi 10km xung quanh cửa hàng,… Lúc này đối tượng có thể bị thu hẹp đến mức chỉ có vài nghìn người có thể đáp ứng với tiêu chí, vì vậy quảng cáo cũng sẽ không thể mở rộng phạm vi tiếp cận. 
  • Bạn đang loại trừ quá nhiều đối tượng. 
  • Ngay cả khi nhắm chọn có sự chọn lọc cao như vậy, quảng cáo của bạn cũng không chắc chắn sẽ tiếp cận tới họ một cách hiệu quả. Không phải ai cũng vào Facebook mọi lúc, và nếu muốn hiển thị trên newsfeed của những người đó thì quảng cáo của bạn sẽ phải cạnh tranh vị trí với rất nhiều quảng cáo từ tất cả các doanh nghiệp khác.

Xử lý vấn đề như thế nào?

Trong trường hợp con số này quá thấp, Facebook sẽ thông báo cho bạn biết về tiềm năng tiếp cận của quảng cáo. Lưu ý rằng, quảng cáo sẽ không được phân phối nếu tiềm năng của nó thấp hơn 1,000 người dùng được nhắm chọn. Dựa vào đây, bạn có thể thay đổi hướng nhắm chọn đối tượng: bổ sung thêm các interest khác, mở rộng giới hạn nhân khẩu học,…

Để thực sự tận dụng tối đa các chiến dịch quảng cáo của Facebook, bạn nên xây dựng Custom Audiences dựa trên nhóm đối tượng có tiềm năng tạo ra lợi nhuận nhiều nhất, sau đó mở rộng dần ra những đối tượng tương tự với nhóm này.

3. Nội dung và hình ảnh quảng cáo kém thu hút, không phù hợp hoặc gợi tạo ra phản hồi của người xem

Bạn phải xem xét tới điểm mức độ liên quan của quảng cáo (relevance score) và chất lượng nội dung nếu quảng cáo Facebook của bạn không phân phối.

Theo Facebook, quảng cáo có giá thầu cao nhất không phải lúc nào cũng thắng cuộc đấu giá. Quảng cáo có giá thầu thấp hơn có thể giành chiến thắng nếu hệ thống dự đoán một người có nhiều khả năng phản hồi chúng hơn hoặc nhận thấy rằng chúng có chất lượng cao hơn. 

Vì vậy, nếu nội dung quảng cáo của bạn không mang lại giá trị; “bẫy tương tác” người dùng; không thu hút đối tượng mục tiêu; hoặc không khiến đối tượng cảm thấy liên quan tới bản thân,… thì quảng cáo đó có thể coi là đã thất bại. Lúc này, Facebook sẽ đánh giá lại chất lượng quảng cáo và hạn chế tần suất hiển thị để không làm ảnh hưởng tới trải nghiệm sử dụng Facebook của người dùng. Ngoài ra, nếu quảng cáo của bạn bị quá nhiều người report, Facebook sẽ chặn hoàn toàn quảng cáo này. 

Để kiểm tra xem có phải trường hợp này xảy ra hay không, bạn nên tạo và chạy song song ít nhất một quảng cáo nữa với một nội dung quảng cáo, tone & voice, hình ảnh,… khác hoàn toàn với quảng cáo cũ. Nếu quảng cáo thứ hai này cũng gặp tình trạng reach kém, có thể nội dung quảng cáo của bạn không phải là vấn đề. 

Xử lý vấn đề như thế nào?

Để khắc phục vấn đề này, bạn cần nâng cao chất lượng nội dung quảng cáo. Tham khảo thêm cách sản xuất nội dung Facebook Ads có tỷ lệ chuyển đổi cao thông qua chia sẻ từ chị Thái Hiền – General Manager @Starseed Asia trong bài viết sau nhé.

Ngoài ra, nếu bạn có đủ ngân sách, doanh nghiệp của bạn nên thuê một agency hoặc xây dựng đội ngũ Content Marketing Inhouse thay vì chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào team Digital Marketing.

4. Overlapping audiences 

Thuật toán phân phối quảng cáo của Facebook sẽ cố gắng giữ cho các quảng cáo của bạn không cạnh tranh với nhau trong quá trình đấu giá. Vì vậy, nếu bạn đang nhắm mục tiêu nhiều quảng cáo đến cùng một nhóm đối tượng tương tự nhau, bạn đang phải cạnh tranh vị trí hiển thị với chính mình. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phân phối quảng cáo.

Xử lý vấn đề như thế nào?

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng Facebook Audience Overlap. Công cụ này sẽ giúp bạn xác định đối tượng nào của mình bao gồm những người giống nhau và được giới hạn cho các tệp đối tượng Saved Audiences, Custom Audiences và Lookalike Audiences. 

Trong Ads Manager, hãy truy cập Audiences > chọn hai nhóm đối tượng mà bạn nghĩ có sự trùng lặp > chọn Show Audience Overlap bên dưới Actions. Bạn có thể nhìn thấy số lượng và phần trăm trùng lặp giữa hai nhóm đối tượng bạn. Con số có thể chấp nhận ở mức dưới 30%, trong khi con số đẹp nhất là dưới 20%. Nếu con số là trên 50%, quảng cáo có thể tự cạnh tranh với nhau. 

Một cách khác để khắc phục vấn đề chính là bạn có thể loại trừ các tệp đối tượng (exclude) khi nhắm chọn mục tiêu cho các bộ quảng cáo. Khi lựa chọn đối tượng nhắm chọn trong quá trình set ads, hãy lựa chọn Exclude trong Interest để loại trừ đối tượng khác dựa trên sở thích đó. 

Tuy nhiên, một lời khuyên là bạn không nên exclude nhóm đối tượng trùng bởi có khả năng Facebook sẽ loại trừ đúng những khách hàng tiềm năng của quảng cáo. Vì vậy, bạn nên chọn những tệp trùng dưới 20% ngay từ đầu.

Đọc thêm: 4 nguyên nhân khiến CPM Facebook Ads “đắt đỏ” và cách cải thiện

Tạm kết 

Reach là một chỉ số quan trọng thể hiện hiệu quả quảng cáo. Chỉ khi hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến vì sao reach không tăng hay quảng cáo không được phân phối thì bạn mới có thể đưa ra được những điều chỉnh hợp lý để cải thiện tình hình, đem về doanh thu cho doanh nghiệp.

Các chỉ số đo lường quảng cáo luôn đưa ra insight giúp bạn nhìn ra vấn đề hiệu quả của các campaign ad: Vì sao CTR cao nhưng Conversion Rate thấp, điều gì khiến CPC giảm,… Nếu bạn mong muốn tìm hiểu về tư duy chuyển đổi và cách khai thác data giúp tối ưu quảng cáo, tham gia khóa học Digital Performance tại Tomorrow Marketers ngay nhé!

khóa học digital performance

Bài viết được biên soạn bởi Tomorrow Marketers, xin vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức!

The post Vì sao quảng cáo Facebook của bạn không tăng reach? appeared first on Tomorrow Marketers.



source https://blog.tomorrowmarketers.org/quang-cao-facebook-khong-tang-reach/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Điểm “lợi và hại” khi Nam Tiến làm Marketing

Bán hàng trước hay xây dựng thương hiệu trước? Lúc nào doanh nghiệp mới cần “Build Brand”?

SEO Onpage (Phần 2) – Các bước tối ưu SEO URL