Làm gì khi nhân viên nghỉ việc vì nhận offer của công ty khác?
Tomorrow Marketers – Với vai trò là một nhà quản lý, chắc hẳn ít ai muốn nghe nhân viên của mình nói “muốn nghỉ việc vì đã nhận được offer của một công ty khác”. Tuy vậy, họ vẫn luôn phải đối mặt với thực tế rằng đa số nhân viên của họ sẽ hành động tương tự. Theo khảo sát của Cục thống kê lao động của Mỹ năm 2019, một người sẽ thay đổi công việc trung bình từ 10 đến 15 lần trong suốt thời gian đi làm của họ.
Vậy, khi không thể ngăn cản thực tế này xảy ra, nhà quản lý có thể ứng xử thế nào khi nhân viên của mình muốn chuyển việc: Nên đưa ra offer hấp dẫn hơn để giữ chân họ hay chấp nhận để họ ra đi? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu một số cách xử lý khi gặp tình huống này nhé.
Sắp xếp buổi gặp mặt riêng để lắng nghe chia sẻ từ nhân viên
Một số nhà quản lý, khi biết nhân viên của mình nhận được offer từ công ty khác, sẽ cảm thấy mình bị phản bội. Họ cho rằng nhân viên của mình rời đi vì phúc lợi và mức lương thưởng cao hơn, xem nhẹ mối quan hệ. Điều này đặc biệt đúng trong môi trường của doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi quản lý và nhân viên cấp dưới thường có mối quan hệ thân thiết bên ngoài công việc.
Tuy nhiên, lựa chọn rời đi của nhân viên còn có thể đến từ một số nguyên nhân khác như: không được công nhận xứng đáng, không hòa hợp với môi trường làm việc hay phong cách điều hành của các nhà quản lý,… Vậy nên, khi có một buổi gặp mặt riêng để lắng nghe chia sẻ thực tế của họ, nó sẽ giúp phía doanh nghiệp thực sự hiểu lý do nghỉ việc. Từ đây, doanh nghiệp có thể biết mình cần làm gì để giữ chân họ hoặc cải thiện những khúc mắc ấy để hạn chế trường hợp này tái diễn.
Một số thông tin mà nhà quản lý có thể khai thác từ nhân viên của mình như:
- Lắng nghe trăn trở dẫn đến quyết định nghỉ việc
Khai thác khía cạnh này, bạn sẽ hiểu rõ hơn điều gì doanh nghiệp mình chưa thể đáp ứng so với thị trường tuyển dụng, khiến nhân viên muốn rời đi. Bắt đầu bằng những câu hỏi liên quan đến công việc tương lai, dự định sắp tới sẽ khiến nhân viên dễ mở lòng hơn. Các chuyên gia tuyển dụng khuyến khích tập trung vào 4 nội dung: nhiệm vụ tại công việc mới (task), thời gian bắt đầu (time), đồng nghiệp (team) và kỹ năng (technique). Qua 4 yếu tố này, doanh nghiệp sẽ hiểu những ưu điểm trong công ty mới so với công ty hiện tại. Sau đó, khi họ đã mở lòng để chia sẻ, tiếp tục với các câu hỏi liên quan đến công ty để xem liệu có tồn tại khúc mắc nội bộ nào khiến họ không hài lòng và rời đi hay không.
- Hỏi về điều kiện khiến họ chấp nhận ở lại làm việc
Trong trường hợp nhân viên quyết định rời đi vì không hài lòng về yếu tố nào đó, phía doanh nghiệp vẫn có thể tham khảo mong muốn của họ và đưa ra giải pháp giữ chân. Ví dụ, trường hợp một người muốn chuyển công ty có giờ giấc làm việc linh hoạt hơn để có thể chăm sóc bố mẹ già ở nhà. Lúc này, công ty có thể đề xuất cho người đó một đặc quyền về giờ giấc làm việc, cho phép làm việc tại nhà 2 ngày/tuần,… miễn sao họ đảm bảo được chất lượng công việc. Tuy nhiên, liệu thực hiện mong muốn của họ có thực sự mang lại nhiều lợi ích hơn so với việc tuyển dụng nhân viên thay thế vị trí đó hay không, thì nhà quản lý cũng cần xem xét kỹ lưỡng.
- Tìm hiểu xem họ đã truyền thông tin đến đồng nghiệp khác hay chưa
Khi bạn cố gắng đưa ra một offer hấp dẫn hơn để thuyết phục nhân viên ở lại, việc này có thể ảnh hưởng đến xấu đến tâm lý của những nhân sự khác nếu họ biết tin. Ví dụ như, khi doanh nghiệp tăng lương cho một nhân viên cao hơn mức trung bình để giữ chân họ, những nhân viên khác sẽ thấy họ không được coi trọng nếu họ không được đối xử tương tự. Việc này kéo theo những vấn đề khác trong doanh nghiệp, như bất hòa nội bộ. Vậy nên, đây cũng là một thông tin mà nhà quản lý cần thu thập trước khi đưa ra bất cứ quyết định chính thức nào.
Đọc thêm: Tại sao nhân viên mới xin nghỉ việc ngay khi vừa đi làm?
Xem xét kỹ tầm quan trọng của họ với doanh nghiệp để đưa ra phương án phù hợp
Bằng những thông tin đã thu thập được ở trên, nhà quản lý sau đó có thể dành thời gian để lựa chọn các quyết định phù hợp với tình hình của doanh nghiệp.
- Nếu vị trí này nhanh chóng được thay thế, và việc giữ chân nhân sự này tốn kém hơn cho doanh nghiệp so với tuyển dụng mới, việc bày tỏ sự biết ơn với sự cống hiến của họ cho công ty bằng một buổi tiệc chia tay sẽ là phương án phù hợp.
Điểm cần lưu ý: Để thay thế vị trí này, doanh nghiệp cũng nên nhìn vào lý do nhân sự này nghỉ việc để tuyển người phù hợp hơn. Chẳng hạn, nhân viên quyết định rời công ty do vị trí hiện tại đòi hỏi phải di chuyển, gặp gỡ khách hàng quá nhiều, doanh nghiệp có thể tìm những người thích di chuyển để thay thế vị trí này.
- Nếu sự ra đi của nhân sự này ảnh hưởng nặng nề đến tình hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể đưa ra offer dựa trên những thông tin họ cung cấp để giữ chân họ.
Điểm cần lưu ý: Nếu công việc tiếp theo là mục tiêu sự nghiệp của họ, việc đưa ra offer để níu giữ họ chỉ kéo theo tốn thời gian của cả 2 bên. Ví dụ, nhân viên content writer của bạn được offer ở vị trí biên tập sách tại một nhà xuất bản, mà đây vốn là một công việc mơ ước của họ. Lúc này, việc cố đưa ra offer để giữ họ lại doanh nghiệp của bạn sẽ khiến cả 2 bên đều khó xử.
- Trong một vài trường hợp, nhân viên có thể viện cớ là có công việc mới để được tăng lương hoặc thăng chức. Qua quan sát thái độ của nhân viên buổi nói chuyện, hoặc để ý xem nhân viên này đã yêu cầu tăng lương trong thời gian gần đây hay chưa, nhà quản lý có thể phần nào dự đoán được nhân viên đang nói thật hay không. Theo Claudio Fernández- Aráoz – Tư vấn viên cấp cao tại Egon Zehnder: “Nếu nhà quản lý biết chắc nhân viên không hề có lời mời làm việc nào cả, hãy trao đổi thẳng thắn với nhân viên”. Nếu họ nói dối, nhà quản lý cũng phần nào hiểu thêm về nhân viên của mình để đưa ra quyết định phù hợp.
Biến họ thành đại sứ cho thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp
Nếu nhân viên rời đi với tinh thần thoải mái và giữ được ấn tượng tốt với công ty, họ có thể là một đại sứ tuyển dụng để giới thiệu các ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp trong tương lai. Một số cách để giữ ấn tượng tốt về doanh nghiệp trong tâm trí họ kể cả khi rời đi:
- Tổ chức một buổi tiệc chia tay để cảm ơn và ghi nhận quá trình gắn bó và phát triển của họ cùng công ty.
- Giữ liên lạc với nhân viên sau khi nghỉ việc cũng rất quan trọng. Bởi mỗi khi có nhu cầu tuyển dụng, nhân viên cũ sẽ là đại điện để lan truyền tin tuyển dụng đến mạng lưới mối quan hệ của họ. Khi đó, nếu họ thực sự có ấn tượng tốt với doanh nghiệp, họ sẽ là người thay doanh nghiệp thuyết phục các ứng viên tiềm năng mà họ biết.
Cần lưu ý rằng, hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí nhân viên được tái hiện bởi cả quá trình làm việc của nhân viên, chứ không đơn thuần chỉ qua một bữa tiệc thịnh soạn. Vì vậy, cốt lõi của việc này nằm ở cách doanh nghiệp truyền tải văn hóa đến với nhân viên của mình trong suốt thời gian làm việc.
Để tìm hiểu cách xây dựng chiến lược Employer Branding giúp doanh nghiệp truyền tải và khắc sâu văn hóa đặc trưng trong tâm trí người lao động, mời bạn tham khảo khóa học Employer Branding & Hiring của Tomorrow Marketers. Tìm hiểu thêm về khóa học tại đây.
Ví dụ tại Catalyst Consulting Group: Offer vị trí khác phù hợp hơn
Một chuyên viên tư vấn tại Catalyst Consulting Group đã đến gặp Ronald Recardo – Giám đốc công ty, để thông báo rằng anh ấy được mời làm việc tại một vị trí cấp cao trong công ty khác. Ronald đã rất ngạc nhiên, bởi vì nhân viên này là một thành viên kỳ cựu và sẽ sớm được thăng chức. Ronald đã mời anh ấy ăn tối để tìm hiểu thêm về lý do rời đi.
Qua buổi nói chuyện, Ronald nhận ra vấn đề duy nhất khiến anh ta muốn chuyển việc là do việc di chuyển, tiếp khách hàng tốn quá nhiều thời gian. Trong khi, anh ấy muốn dành nhiều thời gian hơn với bố mẹ mình.
Bởi doanh nghiệp muốn giữ nhân viên này lại, Ronald cho phép anh ấy chuyển qua một vị trí khác. Với vị trí mới, anh ấy sẽ giảm 25% thời gian đi lại của mình và được cho phép làm việc ở nhà 2 ngày một tuần. Cuối cùng, nhân viên này đã đồng ý ở lại vì anh ấy cảm thấy hài lòng với cách lãnh đạo của người quản lý tại Catalyst Consulting Group.
Ví dụ của Cheri Spets Farmer: Ghi nhận và hỗ trợ sự phát triển, không để nhân viên bị bỏ lại phía sau
Cheri Spets Farmer giữ chức vụ Giám đốc kinh doanh tại một Đài truyền hình lớn. Qua quãng thời gian làm việc đó, Cheri đã đối mặt với tình huống khó xử khi mà một trong những Quản lý quan hệ khách hàng tốt nhất của mình muốn chuyển công việc. Theo Cheri: “Anh ấy hoàn thành tốt công việc của mình hơn bất kỳ ai khác mà chúng tôi từng có ở vị trí đó.”
Sau khi biết tin, Cheri đã mời người kia tới trò chuyện riêng để hiểu rõ hơn lý do nghỉ việc. Và Cheri phát hiện ra người quản lý này đang cảm thấy không được công nhận trong công việc. Anh ấy nói rằng, Cheri quá tập trung vào hỗ trợ những nhân viên không thực hiện tốt công việc, và không dành quá nhiều thời gian theo dõi những công việc mà anh ấy đã hoàn thành. Bên cạnh đó, anh ấy mong muốn công việc sắp tới được gánh nhiều trọng trách và được công nhận xứng đáng hơn.
Khi đã hiểu được nhân viên của mình, Cheri đã tìm được cách để thuyết phục được nhân viên của mình ở lại. Cô cho phép anh ấy tham gia và đóng góp ý kiến vào các buổi họp quan trọng, coi anh ấy là một yếu tố quyết định chiến lược của công ty. “Anh ấy đã trở nên nhiệt huyết hơn với công việc vì thấy được sự tin tưởng của doanh nghiệp với mình” – theo Cheri.
Tạm kết
Để tăng thời gian gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp, giải pháp hiệu quả chính là xây dựng Thương hiệu nhà tuyển dụng tốt (Employer Brand) với các chính sách phúc lợi và hỗ trợ nhân viên phù hợp. Chi tiết về cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng mạnh chính là nội dung khóa học Employer Branding & Hiring của Tomorrow Marketers.
Với sự hướng dẫn từ các trainers đến từ cả tập đoàn Đa quốc gia và doanh nghiệp nhỏ, học viên sẽ hiểu cách xây dựng Định vị thương hiệu nhà tuyển dụng, xây dựng hành trình ứng viên (Candidate Journey), từ đó thiết kế những hoạt động truyền thông phù hợp và tạo ra trải nghiệm ý nghĩa cho ứng viên ở từng điểm chạm quan trọng. Qua 8 buổi học, Trainers sẽ cùng học viên tìm hiểu 03 nội dung chính:
- Employer Branding – Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng
- Candidate Sourcing – Cách tạo nguồn ứng viên
- Candidate Qualifying – Đánh giá chất lượng ứng viên.
Tham gia khoá học Employer Branding & Hiring để xây dựng thương hiệu tuyển dụng & tăng trưởng nguồn ứng viên cho doanh nghiệp của bạn nhé. Tìm hiểu thêm về khóa học tại đây.
Bài viết được biên soạn bởi Tomorrow Marketers, xin vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức!
The post Làm gì khi nhân viên nghỉ việc vì nhận offer của công ty khác? appeared first on Tomorrow Marketers.
source https://blog.tomorrowmarketers.org/ly-do-nghi-viec-vi-offer-khac/
Nhận xét
Đăng nhận xét