Phải nỗ lực thế nào mới đỗ được Management Trainee

Tomorrow Marketers – Vốn biết Management Trainee là một trận chiến có tỷ lệ chọi lên tới 1:1000 và “hẳn phải giỏi lắm mới đỗ được vào một chương trình “xịn” như vậy”. Nhưng người ta mới chỉ đang nhìn vào hào quang thành công trên bề mặt mà không biết rằng, đằng sau đó là cả một chặng đường nỗ lực không ngừng nghỉ. Hãy cùng Tomorrow Marketers ngồi xuống và lắng nghe câu chuyện của anh Minh Quang và chị Phương Dung về hành trình trở thành Management Trainee tại Tập đoàn Unilever nhé!

Management Trainee được vẽ lên như một bức tranh dát vàng. Ở đó, một bạn trẻ có thể được trả mức lương hàng ngàn đô ngay khi vừa ra trường, có cơ hội được mentor bởi những chuyên gia hàng đầu, có thể luân chuyển các phòng ban để hiểu toàn bộ việc vận hành và chọn cho mình một lĩnh vực phù hợp nhất. Và hơn tất cả, những bạn trẻ này có một chặng đường sự nghiệp đầy hứa hẹn với sự thăng tiến nhanh chóng chỉ 2 tới 3 năm để lên vị trí quản lý. Một thảm hoa hồng như trải ra trước mắt, một giấc mơ có vẻ như chẳng phải lo lắng cơm áo gạo tiền, chẳng phải lo bấp bênh sự nghiệp, một nấc thang đi thẳng tới vinh hoa. Tomorrow Marketers cũng rất vui khi nhìn thấy nhiều cựu học viên của mình bước đến cột mốc này và ngày càng trưởng thành, tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Tất nhiên, chạm tay vào tất cả những thứ ‘nghe thật lung linh và đáng mơ ước’ đó không phải là điều dễ dàng. Nhiều tập đoàn tổ chức 5 đến 7 vòng thi gắt gao để chọn ra những người xứng đáng nhất. Vì là giấc mơ của rất nhiều bạn trẻ, nên một đợt tuyển chọn thu về đơn của ba bốn ngàn ứng viên là điều bình thường. Kể sơ sơ yêu cầu của các vòng cơ bản: Vòng CV yêu cầu profile của bạn phải thật nổi bật để vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe đầu vào tuyển dụng; Vòng test năng lực, HR Interview yêu cầu tư duy logic nhanh nhạy và tính cách phù hợp với chân dung công ty tìm kiếm; Vòng Assessment Center và Final interview yêu cầu nào là business sense, vốn tiếng Anh khủng, kỹ năng giải quyết vấn đề qua giải business case, critical thinking, kỹ năng làm việc nhóm rồi thuyết trình, sự phù hợp trở thành nhà lãnh đạo tương lai… và không thể thiếu là một bộ kiến thức ngành Marketing nằm sẵn trong đầu.

“Nếu muốn đi nhanh hơn người khác, bạn phải trang bị vốn liếng nhiều hơn họ.”

Chào anh Quang, được biết ngày sinh viên, anh từng là thành viên của 2 CLB. Không biết động lực nào để anh hoạt động ở cả 2 nơi như vậy? Anh có gặp khó khăn gì trong quá trình làm việc không?

Không ‘rải đơn’ CLB cho vui, ngay từ đầu anh đã xác định mục tiêu tham gia câu lạc bộ của mình: rèn giũa vốn kiến thức tiếng Anh và các kỹ năng mềm, đặc biệt là khả năng lãnh đạo. Vì vậy, anh đã chọn 2 bến đỗ là CLB tiếng Anh FTU và AIESEC – một tổ chức thanh niên quốc tế. 

Tham gia 2 CLB, có những lúc chương trình diễn ra song song và phải liên tục thức tới 1 – 2 giờ sáng làm việc là chuyện bình thường. Để kiểm soát được toàn bộ khối lượng công việc khi hoạt động song song ở 2 nơi, anh thường lập ra một bản kế hoạch, cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý và ưu tiên làm trước những thứ quan trọng hơn. Anh muốn đảm bảo về cả deadline và chất lượng công việc, không thể vì việc này mà ảnh hưởng tới việc khác, dẫn đến cái gì cũng không xong. 

Ngày mới vào đại học, không có cơ hội làm việc ở những môi trường công sở chuyên nghiệp, thì rèn luyện kỹ năng tại nơi ‘mô phỏng’ sẽ là cách rất tốt. Kỹ năng sắp xếp thời gian, làm việc nhóm, dẫn dắt team, xử lý vấn đề, tranh luận và phản biện,… chẳng phải chính là những thứ mà các công ty đang cần hay sao? Hãy cứ dấn thân, vì em đang được học, được thử và được sai. Chúng ta cần cố gắng trong khoảng thời gian có thể cố gắng được, nhất là thời sinh viên, khi mình có nhiều thời gian hơn bao giờ hết. Càng tận dụng quỹ thời gian đó, em sẽ càng có nhiều cơ hội đi nhanh hơn sau này.

Đối với anh, người mưu cầu kiến thức và biết nỗ lực trong mỗi việc mình làm thường sẽ cho ra thành quả tốt nhất có thể, đây chính là tu dưỡng cá nhân ai cũng nên có.

Các bạn sinh viên có thể trau dồi thêm kiến thức marketing và kiến thức kinh doanh như thế nào?

Một cách rất hay để các bạn sinh viên được tiếp cận giải quyết bài toán kinh doanh thực tế, rèn luyện ‘business sense’, chính là tham gia các cuộc thi. Trong suốt quãng đời đại học, đặc biệt vào năm hai và ba, anh đã tham gia rất nhiều cuộc thi, là quán quân của 8 cuộc thi Business và Marketing danh tiếng.

Nói đến đây chắc các bạn cũng có thể hình dung được bao nhiêu thời gian, tâm huyết anh bỏ ra để đầu tư cho ngần đó cuộc thi. Cuối tuần cũng như trong tuần, mùa hè cũng như mùa đông, kinh qua hết cuộc thi này đến cuộc thi khác, không chỉ để đạt giải mà còn là tích luỹ kiến thức và kĩ năng cho bản thân mình. Chẳng hạn như hồi anh thi các cuộc thi marketing, được nghe ban giám khảo nhận xét và chấm điểm, anh biết mình cần điều chỉnh các framework phù hợp với từng bài toán doanh nghiệp ra sao, biết phỏng vấn với khách hàng nên đưa ra những câu hỏi như thế nào để dễ dàng gợi mở insight, làm sao để phát hiện những điểm bất thường khi phân tích dữ liệu… và rất nhiều điều khác mà sách vở không thể truyền tải hết.

“Đi thi có thể không trở thành quán quân, nhưng dù thất bại, bạn chắc chắn nhận được nhiều hơn là không dũng cảm tham gia thi đối mặt với thử thách.”

Anh hiểu cảm giác sợ thất bại mà chần chừ tham gia, vì thất bại khiến chúng ta cảm thấy thật kém cỏi, mà cuộc thi nào cũng phải có người thắng kẻ thua. Nhưng thua cũng chẳng sao cả, thua chính bản thân mình còn tệ hơn so với việc thua người khác. Nếu bây giờ chưa vượt qua được trạng thái tâm lý sợ đi thi, sợ thất bại thì bao giờ mới dám thử thách bản thân? Nhất là sau này còn phải đối mặt với rất nhiều thử thách khác lớn hơn, không còn chỉ ở phạm vi sinh viên nữa. Hãy vượt qua nỗi sợ hiện tại, dám đưa bản thân bước khỏi vùng an toàn.

Để tự tin hơn trước khi bước vào bất cứ cuộc thi nào, các bạn có thể chuẩn bị kiến thức và luyện tập trước để quen với cách giải đề, cũng như áp lực khi thi thật. Từng trải qua và hiểu được những trăn trở này, anh và Tomorrow Marketers phát triển khóa học Case Mastery, mời giảng viên là những anh chị cựu quán quân, cựu Management Trainee và ban giám khảo các cuộc thi danh tiếng. Tomorrow Marketers mong muốn các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất và thật tự tin đạt được ước mơ lớn của mình qua khoá học, các bạn thử tìm hiểu nhé.

Đọc thêm: Cựu quán quân nói gì về chìa khoá giải case? – Phỏng vấn chị Mỹ Linh, Former Key Account Manager, P&G

Anh có lời nhắn gì cho các bạn sinh viên trong quá trình vừa học vừa làm?

Kể một chút kỷ niệm thời sinh viên, ngày trước, anh may mắn có cơ hội học tại Young Marketers Elite Development Program. Thời gian đó anh cũng đang làm tại Nielsen. Văn phòng Nielsen nằm tại Hà Nội mà chương trình Young Marketers Elite lại trong Sài Gòn. Thế là cứ sáng sớm mỗi thứ bảy, 5h30, bay vào Nam học marketing, hôm sau bay ra Bắc để chuẩn bị đi làm. Thời sinh viên, đi lại liên tục như vậy lấy đâu ra tiền. Anh vẫn nhớ những hôm bay đêm không dám thuê khách sạn, nửa đêm phải ngủ lại ở Family Mart, rồi cố gắng dành ra chút ít thời gian đi dạy, chắt chiu từng chút một. Chịu khó vất vả một chút, nhưng khối lượng kiến thức và kỹ năng mình nhận lại không hề nhỏ chút nào.

“Anh chỉ nghĩ, mình cứ cố gắng thêm nữa, bớt lại thời gian chơi hơn một chút, nỗ lực trong lúc mọi người còn đang nghỉ ngơi, mình sẽ chạm tới ước mơ nhanh hơn.”

Chào chị Dung, trở thành tài năng trẻ được nhiều công ty ‘săn đón’, hẳn chị có ‘bí kíp’ đặc biệt ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường?

Chị học cả bằng Cử nhân và Thạc sĩ tại RMIT và rất trân trọng thời gian học tập tại đây. Có bạn nói kiến thức trong trường Đại học mơ hồ và khó áp dụng. Tuy nhiên, trải nghiệm của cá nhân chị lại chứng minh điều ngược lại:

“Không có kiến thức nào là thừa thãi cả.”

Chị học Cử nhân Thương mại. Quãng thời gian ở trường, chị được trang bị không chỉ về kiến thức mà còn cả kỹ năng sẵn sàng cho công việc lẫn cuộc sống. Nhờ thế, chị không bị bỡ ngỡ khi đặt chân vào thế giới công sở. Tất cả các kỹ năng như trao đổi phản biện, làm presentation, nghiên cứu, phân tích,… đều đã được học tại trường, nên khi đi làm mình không mất công học lại từ đầu hay quá “choáng ngợp.”

Sau đó, chị quyết định học Thạc sĩ Kinh doanh Quốc tế và vẫn tin tưởng vào “cái duyên” với RMIT. Đây cũng là trải nghiệm giúp mình nhào nặn được rất nhiều về tư duy, và chuẩn bị được tâm thế làm chủ doanh nghiệp tốt hơn. Định hướng chương trình mang tính thực tiễn cao, mình liên tục làm việc theo case study, hay có những môn simulation (lớp học mô phỏng kinh doanh), đặt ra các tình huống để xem với tư cách là chủ doanh nghiệp, mình sẽ có những hành động gì? Và khi mình đưa ra quyết định, kết quả sẽ hiển hiện và theo dõi được. Đó là điều chị thấy thật sự tuyệt vời bởi nó giúp mình chuẩn bị cả về mặt kiến thức, kỹ năng, cũng như tâm lý khi kinh doanh trong thực tế.

Vậy chỉ cần học trên giảng đường là đã đủ để đi làm?

Nói những điều học được trên giảng đường rất bổ ích không có nghĩa các bạn lệ thuộc và cho rằng cứ hoàn thành chương trình Đại học là đủ. Đặc biệt với ngành Kinh tế nói chung và Marketing nói riêng, bạn không thể học được tất cả mọi thứ từ sách vở.

“Chị khuyến khích các bạn hãy để tâm hơn, chịu khó suy nghĩ, quan sát hơn một chút tất cả những gì gặp ở ngoài đời, ngoài thị trường hiện tại.”

Ví dụ, hôm nay bạn là một nhân viên văn phòng, làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ tối. Tan sở, bạn gọi Grab về nhà. Khi ấy, bạn đóng vai trò là người tiêu dùng của Grab. Nếu không để tâm, bạn đơn thuần chỉ đặt cuốc xe đó đi về, mọi thứ tiếp diễn rất bình thường; nhưng nếu để tâm, bạn sẽ quan sát kỹ hơn trải nghiệm từ lúc gọi xe, lên xe, đến lúc về nhà và tự hỏi: “Mình cảm thấy thế nào?”, “Mình thấy cuốc xe này tốt hơn hay tệ hơn cuốc xe đã đi hôm qua?”, “Vì sao điều này lại xảy ra?”, “Nếu mình là Brand Manager của Grab, mình có thể làm được gì tốt hơn không?”,… 

Nếu chưa thể tự mình trả lời những câu hỏi trong đầu về chiến lược của các tập đoàn, các bạn có thể trò chuyện cùng các anh chị dày dặn kinh nghiệm trong nghề. Chị cá là em sẽ học được rất nhiều khi lắng nghe chia sẻ. Có rất nhiều bạn tham gia khoá học Case Mastery của Tomorrow Marketers, khi chị đưa ra các phương pháp giải quyết bài toán doanh nghiệp, các bạn liền ngay lập tức liên hệ với những case study mình quan sát được và mong muốn giảng viên phân tích chúng. Sau khi được nghe phân tích, các bạn giải case tốt hơn rất nhiều, vì các bạn đã hiểu được cách giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp và dần trang bị ‘business sense’ cho chính mình. Cách nhanh nhất để học, chính là học từ những người đã có kinh nghiệm.

Chỉ bằng việc trải nghiệm những hoạt động thường ngày với tâm thế như vậy, bạn có thể trở rèn luyện tính phản biện, sao sát với thị trường hơn. Và đây cũng là cách thức mà chị luôn có từ khi còn rất nhỏ. Thói quen quan sát và suy nghĩ này có lợi cho bạn rất nhiều, bởi dần dần, chúng sẽ tích tụ trong suy nghĩ, hình thành kiến thức nền rất rõ rệt cho các bạn.

Chị có lời khuyên nào cho các bạn trẻ khi chuẩn bị hành trang bước vào sự nghiệp?

Các bạn trẻ ngày nay nhiều năng lượng và nhạy bén nhanh với thị trường. Các bạn cũng can đảm đưa ra chính kiến hơn thời chị mới ra trường rất nhiều. Trước đây, không phải ai cũng mạnh dạn chia sẻ quan điểm và đóng góp ý kiến trong các cuộc họp hay lên kế hoạch cho một nhãn hàng, nhưng bây giờ các bạn rất tự tin vào việc đó.

Dù vậy, còn rất nhiều bạn trẻ chỉ tập trung vào việc đi nhanh mà không rèn luyện “sức mạnh” để đi nhanh, cũng không nắm rõ được đi nhanh để làm gì. Nhiều bạn đi làm, lúc nào cũng nói em muốn được làm chủ dự án này, muốn được là người ra quyết định, nhưng bản thân làm việc còn vô cùng lộn xộn. Công ty không thể tự tin giao cho bạn dẫn dắt dự án được. Cũng có nhiều bạn luôn trình bày nguyện vọng trở thành Manager, nhưng khi được hỏi muốn trở thành Manager để làm gì, và có biết làm Manager cần những bộ kỹ năng gì không, bạn lại không biết.

“Tuổi trẻ có ước mơ và đam mê. Chúng hiện hữu với lý do và mục đích rõ ràng, làm động lực cho bạn bước tới. Chúng khác với ảo tưởng. Ảo tưởng là những kỳ vọng mơ hồ, không có mục đích, được hình thành bởi người khác áp lên mình.”

Chị luôn mong và chúc các bạn trẻ giữ được lòng khiêm tốn, tinh thần cầu thị, thói quen học hỏi và có mục đích rõ ràng trong mọi bước đường đi. Hãy luôn là một phiên bản tốt hơn chính mình của ngày hôm qua. Đó đã là một bước nhảy lớn đáng tự hào!

Đọc thêm: Problem Solving – “Vũ khí” chinh phục nhà tuyển dụng khó tính

Tạm kết

Con đường trở thành management trainee không trải đầy hoa hồng. Luôn có sự đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ, dù bằng cách này hay cách khác. Có thể đi thi không phải ai cũng như ý trở thành quản trị viên tập sự, nhưng hãy luôn xác định rõ mục tiêu và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình qua từng ngày, để khi nhìn lại quãng thời gian này, bạn không hối tiếc vì bất kỳ điều gì cả. Rèn luyện càng sớm càng tốt, trang bị bộ kiến thức, tư duy và kỹ năng để bước nhanh trên hành trình của mình nhé.

Khóa học Case Mastery được thiết kế đặc biệt mô phỏng áp lực thi thật, phỏng vấn thật, với giảng viên là cựu quán quân, cựu management trainee và ban giám khảo các cuộc thi danh tiếng, giúp bạn chuẩn bị hành trang tốt nhất chiến thắng các cuộc thi và chinh phục vị trí management trainee tại tập đoàn đa quốc gia. Tham khảo ngay bạn nhé.

The post Phải nỗ lực thế nào mới đỗ được Management Trainee appeared first on Tomorrow Marketers.



source https://blog.tomorrowmarketers.org/phai-no-luc-the-nao-moi-do-duoc-management-trainee/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Điểm “lợi và hại” khi Nam Tiến làm Marketing

Bán hàng trước hay xây dựng thương hiệu trước? Lúc nào doanh nghiệp mới cần “Build Brand”?

SEO Onpage (Phần 2) – Các bước tối ưu SEO URL