Bài đăng

Nhân viên đề xuất tăng lương, thăng chức quá sớm? Khoan hãy phũ phàng từ chối!

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Sự tham vọng và quyết liệt trong công việc là điều mọi nhà quản lý tìm kiếm ở nhân viên của mình. Thế nhưng, đôi khi nó lại dẫn tới những kỳ vọng và đòi hỏi quá mức, đề xuất tăng lương hoặc thăng chức khi năng lực hiện tại của họ chưa thể đáp ứng là một trong những tình huống khó xử như vậy. Làm sao để nói với nhân viên rằng họ chưa sẵn sàng mà không làm họ “mất lửa” trong công việc? Có cách nào để quản lý kỳ vọng tốt hơn, giúp họ thiết lập mục tiêu thực tế trong lần thăng tiến tới? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Tomorrow Marketers! Khi nào một nhân viên sẵn sàng được tăng lương hoặc thăng chức? 1. Tiêu chí thăng tiến – Góc nhìn của nhân viên Có một thực tế phũ phàng là hầu hết nhân viên đều tin mình xứng đáng được tăng lương hoặc thăng chức, trong khi quản lý của họ thì không nghĩ như vậy. Một số nhà quản lý quên đặt mình vào vị trí của nhân viên để tìm hiểu tại sao nhân viên lại cho rằng mình xứng đáng được thăng tiến . Nếu nhà quản lý không thấu hiể

Làm gì khi nhân viên nghỉ việc vì nhận offer của công ty khác?

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Với vai trò là một nhà quản lý, chắc hẳn ít ai muốn nghe nhân viên của mình nói “muốn nghỉ việc vì đã nhận được offer của một công ty khác”. Tuy vậy, họ vẫn luôn phải đối mặt với thực tế rằng đa số nhân viên của họ sẽ hành động tương tự. Theo khảo sát của Cục thống kê lao động của Mỹ năm 2019 , một người sẽ thay đổi công việc trung bình từ 10 đến 15 lần trong suốt thời gian đi làm của họ. Vậy, khi không thể ngăn cản thực tế này xảy ra, nhà quản lý có thể ứng xử thế nào khi nhân viên của mình muốn chuyển việc: Nên đưa ra offer hấp dẫn hơn để giữ chân họ hay chấp nhận để họ ra đi? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu một số cách xử lý khi gặp tình huống này nhé.  Sắp xếp buổi gặp mặt riêng để lắng nghe chia sẻ từ nhân viên Một số nhà quản lý, khi biết nhân viên của mình nhận được offer từ công ty khác, sẽ cảm thấy mình bị phản bội. Họ cho rằng nhân viên của mình rời đi vì phúc lợi và mức lương thưởng cao hơn, xem nhẹ mối quan hệ. Điều này

Tuyển dụng ứng viên vượt quá tiêu chuẩn (overqualifed) – Có đáng để “mạo hiểm”?

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Có một thực tế phổ biến trong giới tuyển dụng ngày nay: Các ứng viên có năng lực vượt yêu cầu công việc (overqualified) thường bị từ chối từ vòng đầu tiên. Điều này xuất phát từ lo ngại rằng những ứng viên này sẽ nhảy việc ngay khi tìm được những chỗ tốt hơn. Thế nhưng, khi nhìn thị trường lao động ở bức tranh toàn cảnh, những người làm tuyển dụng có thể sẽ phải nghĩ lại. Tuyển ứng viên “vượt chuẩn” liệu có rủi ro đến thế? Có cách nào giữ chân họ ở lại và tạo ra những giá trị lâu dài cho công ty? Hãy cùng Tomorrow Marketers trả lời lần lượt từng câu hỏi trong bài viết dưới đây. Tuyển dụng ứng viên “vượt chuẩn” – Rủi ro có lớn hơn cơ hội? Nhiều nhà tuyển dụng thường “nói không” với ứng viên sở hữu những kĩ năng và kinh nghiệm vượt quá yêu cầu công việc. Bởi rất có khả năng những ứng viên đó sẽ rời đi, khiến công ty “tiêu tốn” không ít thời gian và công sức. Cụ thể, các rủi ro có thể kể đến như sau: Ứng viên mau chán vì không thỏa mãn với công việc. Quen làm n

Onboarding thế nào để nhân viên mới nhanh chóng bắt kịp công việc?

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Theo Michael Watkins, tác giả cuốn sách The First 90 Days, đa số mọi người đều rất phấn khích khi bắt đầu một công việc mới. Tuy vậy, trong khoảng thời gian này, tâm lý người lao động cũng rất dễ bị tác động tiêu cực nếu gặp phải môi trường làm việc không tốt. Và chương trình Onboarding ra đời, là sự quan tâm của doanh nghiệp dành cho người mới, giúp họ nhanh chóng thích nghi hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu khái niệm Onboarding, và một vài gợi ý để quá trình Onboarding diễn ra hiệu quả nhé! Chương trình Onboarding là gì? Onboarding thường được hiểu là quá trình chào đón và giúp nhân viên hòa nhập với môi trường làm việc mới. Đối với đa số doanh nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra trong một hoặc hai ngày đầu làm việc nhằm cung cấp thông tin sơ bộ về quy trình làm việc. Trong vài trường hợp khác, chương trình Onboarding có thể kéo dài vài tháng đến một năm. Nó xâu chuỗi các hoạt động khác nhau như: họp riêng với quản lý trực tiếp, tham

Vì sao văn hóa doanh nghiệp tốt vẫn không giữ chân được nhân tài?

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Hẳn bạn cũng đã nghe nhiều về các bài phát biểu và truyền cảm hứng của các CEO về một văn hóa doanh nghiệp “tuyệt vời”: Công ty có các khu vui chơi (với bàn bi lắc!), có khu vực tập thể dục thể thao với các trang thiết bị hiện đại, khu vực canteen ăn trưa miễn phí, thậm chí là còn có cả một chiếc tủ lạnh với đầy những lon bia, trà sữa và những bức tranh với các câu quote truyền động lực được treo trên tường phòng làm việc và hành lang,… Hứa hẹn hơn, môi trường làm việc được mô tả là trẻ trung năng động và công bằng. Đó là những gì mà doanh nghiệp truyền thông về “văn hóa tuyệt vời” (hoặc ít nhất họ cho là như vậy). Nhưng đây có phải tất cả không, hay đây chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm? Tại sao văn hóa tốt như vậy nhưng nhiều người vẫn phải dứt áo ra đi? Đọc thêm: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Những bài học từ cuốn sách “What you do is who you are: How to create your business culture” “Tốt” từ góc nhìn của nhân viên hay đó chỉ là “tốt” từ góc nhìn của

Cần chuẩn bị gì để trở thành một content freelancer?

Hình ảnh
Tomorrow Marketers – Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều marketers trẻ lựa chọn đi theo con đường content freelancer, bởi những “đặc quyền” hấp dẫn như được tự do “làm chủ”, có cơ hội được trải nghiệm nhiều dự án mà không chịu sự cam kết gò bó với tổ chức nào. Tuy nhiên, cũng như bao công việc khác, nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng cũng rất dễ nhận “trái đắng”. Hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu những “hành trang” bạn cần có nếu muốn trở thành một content freelancer nhé! 1. Cần chuẩn bị gì cho sự nghiệp content freelancer?  Xác định “vùng hoạt động” Riêng phạm trù của Content Marketing cũng có rất nhiều loại nội dung chia theo định dạng, nền tảng như freelance content website SEO, content trên social media, kịch bản video, content cho post quảng cáo,… Chưa kể, nhiều content writer còn chỉ tập trung viết cho một số ngành hàng nhất định mà họ quan tâm hoặc đòi hỏi sự hiểu biết sâu, ví dụ như ngành y tế, công nghệ hay giáo dục,… Hãy bắt đầu với những thể loại, lĩnh vực bạn đã có k